Mục tiêu: Mô tả áp dụng thay huyết tương trong điều trị ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối-hội
chứng urê huyết tán huyết (Thrombotic thrombocytopenic purpura – hemolytic uremic syndrome, TTPHUS).
Phương pháp: Báo cáo trường hợp.
Kết quả: Ba trường hợp (hai nam, một nữ) được chẩn đoán TTP-HUS nhờ vào giảm tiểu cầu và có mảnh
vỡ hồng cầu trên phết máu ngoại biên, được điều trị thành công bằng thay huyết tương phối hợp với corticoid
tĩnh mạch.
Kết luận: Thành công của thay huyết tương mở ra triển vọng tốt trong điều trị hội chứng này trong hoàn
cảnh lâm sàng hiện nay.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thay huyết tương trong điều trị ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối/hội chứng urê huyết tán huyết: Nhân ba trường hợp thành công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 104
THAY HUYẾT TƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ BAN XUẤT HUYẾT
GIẢM TIỂU CẦU HUYẾT KHỐI/HỘI CHỨNG URÊ HUYẾT TÁN HUYẾT:
NHÂN BA TRƯỜNG HỢP THÀNH CÔNG
Nguyễn Minh Tuấn*, Đỗ Chí Thanh*, Nguyễn Thị Mỹ Hương*, Trần Thị Thùy Dương*,
Nguyễn Hồng Ánh Mai*, Dương Toàn Trung*, Trần Thanh Tùng**, Lại Thị Thanh Thảo**,
Lê Phước Đậm**, Nguyễn Thành Tâm***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả áp dụng thay huyết tương trong điều trị ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối-hội
chứng urê huyết tán huyết (Thrombotic thrombocytopenic purpura – hemolytic uremic syndrome, TTP-
HUS).
Phương pháp: Báo cáo trường hợp.
Kết quả: Ba trường hợp (hai nam, một nữ) được chẩn đoán TTP-HUS nhờ vào giảm tiểu cầu và có mảnh
vỡ hồng cầu trên phết máu ngoại biên, được điều trị thành công bằng thay huyết tương phối hợp với corticoid
tĩnh mạch.
Kết luận: Thành công của thay huyết tương mở ra triển vọng tốt trong điều trị hội chứng này trong hoàn
cảnh lâm sàng hiện nay.
Từ khóa: Thay huyết tương, hội chứng ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối/hội chứng urê huyết tán
huyết.
ABSTRACT
PLASMA EXCHANGE IN THE TREATMENT OF THROMBOTIC THROMBOCYTOPENIC
PURPURA/HEMOLYTIC UREMIC SYNDROME: THREE SUCCESSFUL CASES
Nguyen Minh Tuan, Do Chi Thanh, Nguyen Thi My Huong, Tran Thi Thuy Duong,
Nguyen Hong Anh Mai, Duong Toan Trung, Tran Thanh Tung, Lai Thi Thanh Thao, Le Phuoc Dam,
Nguyen Thanh Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 104 - 109
Objective: Describe the clinical use of plasma exchance (PE) in the treatment of thrombotic
thrombocytopenic purpura/hemolytic uremic syndrome (TTP/HUS).
Method: Case report.
Result: Three patients (2 men, 1 woman), diagnosed with TTP/HUS due to thrombocytopenia and
schistocytes in peripheral blood smear, were treated successully with PE combined with intravenous corticoid.
Conclusion: The success of these case opens up positive perspective in the treatment of this syndrome in our
actual clinical setting.
Keywords: Plasma exchange, thrombotic thrombocytopenic purpura-hemolytic uremic syndrome (TTP-
HUS).
* Khoa Thận Nhân Tạo, bệnh viện Chợ Rẫy ** Khoa Huyết Học, bệnh viện Chợ Rẫy
*** Khoa Thận Nhân Tạo, bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Mỹ Hương. ĐT: 0909798743. Email: baohuong9113@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 105
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ban xuất huyết TTP - HUS ở người lớn là
bệnh lý ít gặp nhưng có tầm quan trọng đặc
biệt vì tỉ lệ tử vong cao hơn 90% nếu không
được điều trị chuyên biệt. Thay huyết tương
làm giảm tỉ lệ tử vong xuống còn 10-15%.
Thành công của phương pháp điều trị tại TP
Hồ Chí Minh đã từng báo cáo ở một trường
hợp TTP - HUS trước đây. Trong bài này,
chúng tôi báo cáo thêm ba trường hợp TTP -
HUS được cứu sống thành công nhờ thay
huyết tương.
TRÌNH BÀY TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Trường hợp 1
Bệnh nhân nam 35 tuổi, ngư dân, không
có tiền căn gì bệnh lý hay dùng thuốc gì, một
tuần ở nhà mệt mỏi, vàng da và mắt, đến
khám tại y tế địa phương thì được phát hiện
thiếu máu và giảm tiểu cầu nên chuyển bệnh
viện Truyền Máu Huyết Học TP Hồ Chí
Minh. Tại đây, bệnh nhân được truyền tiểu
cầu. Trong lúc truyền tiểu cầu, bệnh nhân lên
cơn co giật nên được chuyển đến BV Chợ Rẫy.
Lúc nhập viện, bệnh nhân lơ mơ, co giật 2- 3
lần mỗi ngày, vàng da, vàng mắt sậm, không
xuất huyết da niêm, tiểu khoảng 3000 mL/24
giờ. Cận lâm sàng cho thấy tiểu cầu 95 G/L,
Hct 19,3%; LDH 5360 U/L, test Coomb trực
tiếp âm tính; phết máu ngoại biên có nhiều
mảnh vỡ hồng cầu, chức năng thận bình
thường (bảng 1). Bệnh nhân được chẩn đoán
TTP - HUS. Bệnh nhân được thay huyết tương
đợt một gồm một lần mỗi ngày trong liên tục
8 ngày kèm methylprednisone 80 mg/ngày,
sau đó nghỉ ba ngày do gặp trục trặc về màng
tách huyết tương, rồi tiếp tục được thay huyết
tương đợt hai gồm một lần mỗi ngày trong
liên tục 4 ngày kèm methylprednisone 250
mg/ngày (bảng 3). Lúc xuất viện, bệnh nhân
tỉnh táo, số lượng tiểu cầu về bình thường và
ổn định (dao động 242 - 359 000 G/L) và LDH
về bình thường (428 U/L).
Trường hợp 2
Bệnh nhân nam 41 tuổi, thợ sửa xe, không
có tiền căn gì bệnh lý hay dùng thuốc gì, một
tuần nay bị sốt, đau đầu, xuất huyết da dạng
chấm ở hai chân rồi xanh xao dần, tay chân
yếu, nôn ói, nói sảng, ngất nên nhập bệnh
viện Đa Khoa An Giang, được chẩn đoán xuất
huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu nặng, được
truyền 4 đơn vị máu, chuyển bệnh viện
Truyền Máu Huyết Học TP Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân được chẩn đoán được chẩn đoán
thiếu máu tán huyết vi mạch, được chuyển
sang bệnh viện 115 để thay huyết tương. Tại
đây, bệnh nhân được thay huyết tương bốn
lần thì lên cơn co giật, được đặt nội khí quản,
bóp bóng giúp thở. Thân nhân xin cho bệnh
nhân xuất viện trong tình trạng nặng. Về đến
nhà, sau rút nội khí quản thì bệnh nhân dần
tỉnh lại, ăn uống được nên người nhà đem
bệnh nhân đến nhập viện bệnh viện Chợ Rẫy.
Lúc nhập viện, bệnh nhân tỉnh, mở mắt không
tiếp xúc (Glasgow 7 điểm), xuất huyết niêm
mạc miệng và bầm máu ở da, vàng da, yếu hai
chân hơn hai tay, tiểu khoảng 1000 mL/24 giờ.
Cận lâm sàng cho thấy tiểu cầu 11 G/L, Hct
24,7%; LDH 4360 U/L, test Coomb trực tiếp
âm tính; phết máu ngoại biên có nhiều mảnh
vỡ hồng cầu, creatinin máu 1,2 mg/dl (tăng
lên 1,6 mg/dL sau bốn ngày) (bảng 1). Bệnh
nhân được chẩn đoán TTP - HUS. Bệnh nhân
được thay huyết tương một lần mỗi ngày
trong liên tục 8 ngày kèm methylprednisone
250 mg/ngày (bảng 3). Lúc xuất viện, bệnh
nhân tỉnh táo, hết yếu chi, tiểu cầu 182 G/L,
LDH 583 UI/L.
Trường hợp 3
Bệnh nhân nữ, 31 tuổi, nội trợ, tiền căn
tăng huyết áp trong thai kỳ cách đây 4 năm,
cách nhập viện một tuần bị sốt 38 độ, phù
toàn thân, đến khám tại BV Hoàn Mỹ có giảm
phù ít, còn kèm thêm đau họng, đau hông
lưng âm ỉ hai bên, tiểu máu nên xin chuyển
bệnh viện Chợ Rẫy. Trong vòng một tháng
nằm viện, bệnh nhân sốt liên tục, dao động từ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 106
38 – 41 độ, thoạt đầu có tiêu chảy 10 lần/ngày
rồi ổn, tiểu máu tự giới hạn, xuất hiện vàng
da, lượng nước tiểu bình thường nhưng sau
dần dần trở nên thiểu niệu. Diễn tiến cận lâm
sàng trong một tháng cho thấy tiểu cầu từ 57
G/L giảm thấp nhất là 9 G/L rồi tăng lên 24
G/L (có truyền tiểu cầu), Hct từ 40% giảm dần
còn 26%; bạch cầu dao động 10 - 20 (G/L),
creatinin máu từ 0,89 mg/dL tăng dần lên 1,65
mg/dL, ANA (-) hai lần thử, antidsDNA 11
UI/mL (âm tính: 0,5-10, dương tính: 50-107),
TPTNT có protein 30 mg/dL và hồng cầu
250/µl, đạm niệu 24 giờ 0,7 gam, X quang
phổi thâm nhiễm phổi phải, tủy đồ giảm
dòng hồng cầu và tiểu cầu kèm tủy đáp ứng
kém. Bệnh nhân được chẩn đoán tạm thời là
lupus đỏ hệ thống và viêm phổi, được xử trí
truyền tổng cộng 5 khối tiểu cầu, kháng sinh
ciprofloxacine và ceftazidime, về sau đổi
thành piperacillin.
Một tháng sau nhập viện, tình trạng lâm
sàng bệnh nhân rất nặng, bao gồm thiếu máu
nặng, giảm tiểu cầu nặng, sốt cao, thiểu niệu
(bảng 1). Lúc này bệnh nhân được thử thêm
phết máu ngoại biên phát hiện có mảnh vỡ
hồng cầu, LDH 692 UI/L, nên được chẩn đoán
là TTP - HUS , ngay sau đó được thay huyết
tương một lần mỗi ngày trong liên tục 7 ngày
kèm methylprednisone 250 mg/ngày (bảng 3).
Vào ngày thay huyết tương cuối cùng, tiểu
cầu là 37 G/L. Bệnh nhân được chẩn đoán là
TTP - HUS đáp ứng kém với thay huyết tương
nên được ngưng thay huyết tương, dùng
cyclophosphamide 150 mg/ngày đường uống
trong một tuần rồi xuất viện. Lúc xuất viện,
bệnh nhân tỉnh táo, giảm phù rất nhiều, tiểu
cầu 110 G/L, LDH 502 UI/L.
Bảng 1: Các đặc điểm của bệnh nhân ngay trước thời điểm được thay huyết tương.
Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3
Tuổi 35 41 31
Nhiệt độ 37oC 39,8oC 38-40oC Lâm sàng
Triệu chứng thần kinh Lơ mơ, co giật sau truyền
tiểu cầu
Nói sảng, ngất, co giật,
yếu tay chân
Co giật sau truyền tiểu
cầu
Hb (g/dL) 6,8 7,6 8,6
Hct (%) 19,3 24,7 26
Tiểu cầu (G/L) 95 11 24
Mảnh vỡ hồng cầu ở phết
máu ngoại biên Có Có Có
LDH (UI/L) 5360 4360 692
Creatinin (mg/dL) 0,8 1,2 1,65
Bilirubin (mg/dL)
TP 8,21 6,24 4,91
GT 7,28 4,83 1,27
Cận lâm sàng
TT 0,93 1,46 3,64
Bảng 2: Các đặc điểm của bệnh nhân khi chấm dứt thay huyết tương.
Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3
Số lần thay huyết tương 13 8 7
Thể tích huyết tương sử dụng
trung bình/ngày (ml)
3350 2850 2250
HC lắng truyền ở BVCR (ml) 700 700 350
Triệu chứng thần kinh Tỉnh táo, hết co giật Tỉnh táo, hết co giật, không yếu liệt chi Tỉnh táo, hết co giật
Hb (g/dL) 9,2 7,3 11,9
Hct (%) 27,8 22 39
Tiểu cầu (G/L) 189 58 37
LDH (UI/L) 442 346 502
Creatinin (mg/dL) 0,8 0,67 1,07
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 107
Bảng 3: Các thông số dùng trong thay huyết tương.
Máy Diapact CRRT
Màng lọc Plasmaflo 0,5
Đường máu ra về: tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cảnh
trong
Vận tốc bơm máu: 180 ml/phút
Vận tốc huyết tương: 30 ml/phút
Kháng đông: heparin (bolus 2000 đơn vị, duy trì 1000 đơn
vị/giờ)
Thể tích huyết tương bệnh nhân ước tính theo công thức
Kaplan: Vp = [0,065 x trọng lượng cơ thể (kg)] x (1 – Hct)
Thể tích huyết tương thay thế: theo tỷ lệ 1:1,5 trong ba ngày
đầu và tỷ lệ 1: 1 trong các ngày tiếp theo
Chế phẩm thay thế: huyết tương tươi đông lạnh
BÀN LUẬN
Tại thành phố Hồ Chí Minh, thay huyết
tương đã được dùng trong điều trị từ nhiều năm
nay, song các báo cáo chính thức về lĩnh vực
này vẫn còn rất ít ỏi, nhất là ứng dụng trong
điều trị TTP - HUS.Báo cáo của chúng tôi mô tả
quá trình chúng tôi bước đầu sử dụng thay
huyết tương trong điều trị TTP - HUS cũng như
nhằm góp thêm vào y văn trong nước về lĩnh
vực này.
Bảng 4: Nguyên nhân hội chứng TTP – HUS.
1) Di truyền: thiếu men ADAMTS 13.
2) Tự phát: có kháng thể với men ADAMTS 13 mắc phải.
3) Nhiễm trùng: vi khuẩn (E. Coli O 157: H7, Shigella,
Salmonella, Campylopacter), virus (CMV, EBV, HIV,).
4) Do thuốc: tacrolimus, cyclosporine, ticlopidine,
clopidogrel, quinin, mitomicin C, gemcitabine, cisplatin,
kháng thể đơn dòng OKT3, bevacizumab, sunitinib,
sorafenib.
5) Bệnh tự miễn: lupus đỏ, hội chứng kháng thể
antiphospholipid.
6) Khác: có thai, bệnh lý ác tính, ghép tủy xương.
TTP - HUS là hội chứng được gây ra bởi tổn
thương lan tỏa tế bào nội mạc mao mạch dẫn
đến hiện tượng tăng phóng thích các yếu tố von
Willebrand đa trùng hợp kích thước lớn hơn so
với bình thường. Một cơ chế khác của hiện
tượng này là giảm hoạt tính men ADAMTS 13 là
men cắt yếu tố von Willebrand đa trùng hợp.
Hậu quả của tăng yếu tố von Willebrand là hình
thành vi huyết khối ở mao mạch và tiểu động
mạch ở nhiều cơ quan. Tán huyết xảy ra do
hồng cầu đi xuyên qua các vi huyết khối. Giảm
tiểu cầu do tăng tiêu thụ. Triệu chứng của hệ
thần kinh và suy thận cấp xuất phát từ các vi
huyết khối ở mạch máu não và thận. Truyền
tiểu cầu làm nặng thêm triệu chứng của hệ thần
kinh và thận vì làm xuất hiện vi huyết khối mới
hoặc làm to thêm vi huyết khối có sẵn. Nguyên
nhân của bệnh trình bày ở bảng 4(2,3).
Tiêu chuẩn chẩn đoán của TTP - HUS là
bệnh nhân có đủ năm triệu chứng: giảm tiểu
cầu, thiếu máu tán huyết, bất thường thần kinh,
suy thận cấp và sốt (3). Vì diễn tiến của bệnh
thường nặng nhanh chóng và vì thay huyết
tương làm giảm tỉ lệ tử vong từ 90% xuống dưới
20% nên khuyến cáo hiện nay là không nên chờ
bệnh nhân có đủ các triệu chứng trên, nên khởi
sự thay huyết tương ngay khi bệnh nhân có
bằng chứng của giảm tiểu cầu và tán huyết do
bệnh lý vi mạch (có mảnh vỡ hồng cầu ở phết
máu ngoại biên) chưa giải thích được bằng bệnh
lý khác. Nếu sau này có chẩn đoán khác (nhiễm
trùng hệ thống, bệnh ác tính di căn, tăng huyết
áp ác tính) thì có thể ngưng thay huyết tương.
Về chẩn đoán xác định hội chứng, cả ba
trường hợp của chúng tôi đều có giảm tiểu cầu
và mảnh vỡ hồng cầu ở phết máu ngoại biên.
Tuy nhiên, chỉ có trường hợp 2 là được chẩn
đoán thiếu máu tán huyết vi mạch và được thay
huyết tương khá sớm (ngay từ lúc ở bệnh viện
115), hai trường hợp còn lại đều được chẩn đoán
muộn, riêng trường hợp thứ 3 được chẩn đoán
sau gần một tháng nằm viện. Hậu quả là hai
trường hợp này đều bị biến chứng của một xử
trí không được khuyến cáo của TTP – HUS là
truyền tiểu cầu, gây nặng thêm triệu chứng thần
kinh (lơ mơ, co giật) và thận (suy thận cấp).
Thực tế, hội chứng này khó chẩn đoán vì hai lý
do: bệnh ít gặp (tần suất mới mắc ở Mỹ là 4-11/1
triệu người), triệu chứng lâm sàng lại không đặc
hiệu và thay đổi(2).
Nguyên nhân của hội chứng TTP – HUS đã
không được xác định trong cả ba bệnh nhân.
Đối với trường hợp 1 và 2, chúng tôi nghi ngờ
nguyên nhân là thiếu men ADAMTS 13 nguyên
phát do hai bệnh nhân không có tiền căn bệnh lý
hay dùng thuốc gì đặc biệt, tuy nhiên chúng tôi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 108
không đo được nồng độ men ADAMTS 13 và
tìm kháng thể kháng men này trong máu do
phòng thí nghiệm chưa làm được. Trường hợp
thứ 3 có tiêu chảy, là một triệu chứng gợi ý
nguyên nhân nhiễm E. Coli 157:H7 là nguyên
nhân kinh điển của hội chứng TTP - HUS(1).
Đáng tiếc là chúng tôi cũng đã không khảo sát
nguyên nhân này vì không nghĩ đến hội chứng
này từ đầu và bệnh nhân chỉ được chẩn đoán
xác định TTP – HUS sau một tháng nằm viện.
Chúng tôi hy vọng trong tương lai việc thầy
thuốc quen với việc nhận diện hội chứng thì sẽ
tạo thuận lợi cho khảo sát nguyên nhân.
Những bệnh lý có thể được điều trị bằng
thay huyết tương được chia làm bốn nhóm, độ
mạnh của chỉ định giảm dần từ I đến IV. Chỉ
định thay huyết tương trong hội chứng TTP –
HUS thuộc nhóm I(5). Chúng tôi đã tiến hành
thay huyết tương cho các bệnh nhân theo các
thông số kỹ thuật được khuyến cáo hiện nay.
Việc dùng kèm corticoid chưa có bằng chứng từ
thử nghiệm lâm sàng, tuy nhiên hầu hết các
chuyên gia đều khuyên sử dụng. Có thể nói chế
độ điều trị này đã cứu sống ba bệnh nhân một
cách ngoạn mục. Tình trạng lâm sàng cũng như
các chỉ số cận lâm sàng đã cải thiện tốt khi chấm
dứt thay huyết tương (bảng 2). Đặc biệt, trường
hợp thứ 3 do chẩn đoán khá trễ nên tình trạng
bệnh nhân rất nặng khi bắt đầu thay huyết
tương, tuy nhiên sau đó bệnh nhân cũng hồi
phục và xuất viện được mười ngày sau khi
ngưng thay huyết tương. Vì chỉ có ba trường
hợp nên chúng tôi chưa kết luận được về tỉ lệ tử
vong của phương pháp điều trị này tại bệnh
viện chúng tôi. Báo cáo khác ở 51 bệnh nhân
TTP - HUS được thay huyết tương cho thấy tỉ lệ
tử vong tức thời khoảng 3% và sau 6 tháng là
21%(4). Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi về
lâu dài, đặc biệt những trường hợp giảm men
ADAMTS 13 thường hay tái phát.
Chỉ định ngưng thay huyết tương trong
điều trị hội chứng TTP – HUS là tiểu cầu và
LDH về bình thường. Chúng tôi cũng thực hiện
điều này và ghi nhận tiểu cầu tăng dần sau khi
ngưng thay huyết tương. Các bệnh nhân đều
xuất viện với tiểu cầu > 100 G/L, qua đó cho thấy
thay huyết tương thực sự có hiệu quả trong
chấm dứt quá trình bệnh lý, giúp bệnh nhân hồi
phục. Riêng đối với trường hợp 3, chúng tôi
chấm dứt thay huyết tương khi tiểu cầu chỉ tăng
đến 37 G/L vì vào thời điểm đó có ý kiến cho
rằng bệnh nhân kém đáp ứng với thay huyết
tương nên cần ngưng thay huyết tương và thêm
thuốc ức chế miễn dịch cyclophosphamide. Tuy
nhiên, trong vòng một tuần sau đó tiểu cầu tăng
trên 100 G/L, cho thấy đây có lẽ là có đáp ứng
thay huyết tương nhưng mà là đáp ứng chậm,
chứ không phải tiểu cầu tăng do hiệu quả của
cyclophosphamide đường uống (vốn khó có tác
dụng nhanh như vậy sau một tuần). Nguyên
nhân của tiểu cầu tăng chậm sau bảy lần thay
huyết tương có lẽ do tình trạng bệnh quá nặng
sau một tháng chẩn đoán trễ, chế độ thay huyết
tương lẽ ra nên tích cực hơn, chẳng hạn như hai
lần mỗi ngày thay vì một lần mỗi ngày hoặc
tăng số lần thay huyết tương. Ngoài ra, chúng
tôi đã không đánh giá được nồng độ men
ADAMTS 13 ở bệnh nhân này, vì những bệnh
nhân có nồng độ này ở mức trung bình kèm
kháng thể kháng ADAMTS 13 âm tính là dạng
kháng với thay huyết tương. Cuối cùng, một số
tác giả khuyên có thể dùng rituximab cho
những bệnh nhân ít đáp ứng với thay huyết
tương.
KẾT LUẬN
Thay huyết tương trong điều trị hội chứng
TTP – HUS được áp dụng thành công ở ba
trường hợp ban đầu của chúng tôi, qua đó cho
thấy triển vọng tốt trong điều trị bệnh lý này.
Trong tương lai, chúng tôi cần hoàn thiện hơn ở
các khâu chẩn đoán, đánh giá nguyên nhân,
theo dõi đáp ứng điều trị ngắn hạn lẫn dài hạn,
đánh giá biến chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dundas S, Murphy J, Soutar RL (1999). Effectiveness of therapeutic
plasma exchange in the 1996 Lanarkshire Escherichia coli O157:H7
outbreak. Lancet; 354:1327.
2. George JN (2006). Thrombotic thrombocytopenic purpura. N Engl
J Med; 354:1927.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 109
3. Polito MG, Kirsztajn GM (2010). Thrombotic microangiopathies:
thrombotic thrombocytopenic purpura/hemolytic uremic
syndrome. J Bras Nefrol;32(3):303-15.
4. Rock GA, Shumak KH, Buskard NA, (1991). Comparison of
plasma exchange with plasma infusion in the treatment of
thrombotic thrombocytopenic purpura. Canadian Apheresis Study
Group. N Engl J Med; 325:393.
5. Smith JW, Weinstein R, Hillyer KL (2003). Therapeutic apheresis: a
summary of current indication categories endorsed by the AABB
and the American Society for Apheresis. Transfusion ;43(6):820.