Ước lượng tuổi răng theo phương pháp Demirjian cho trẻ em Việt Nam

Việc xác định chính xác sự tăng trưởng của trẻ có nhiều giá trị về phương diện chẩn đoán và thực hành Nha khoa cũng như trong pháp y liên quan đến việc xác định nhân thân của 1 người; trong đó những thông tin từ bộ răng đã và đang được sử dụng rộng rãi cho mục đích này. Một trong những phương pháp được nhiều người biết đến để định tuổi dựa vào răng là phương pháp của tác giả Demirjian. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát sự phù hợp của phương pháp Demirjian khi áp dụng cho nhóm trẻ em Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Phim toàn cảnh của 1520 trẻ em miền nam Việt nam từ 5-14 tuổi (nam 531 và nữ 989) được dùng để tính điểm số trưởng thành răng và tuổi răng theo phương pháp Demirjian. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy phương pháp Demirjian đánh giá cao về tuổi khoảng 2,47 năm ở nam và 2,22 ở nữ, tuổi răng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tuổi thật trong toàn bộ mẫu nghiên cứu và trong từng nhóm tuổi, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi răng giữa 2 giới. Kết luận: Các tiêu chuẩn về định tuổi răng của Demirjian có thể không phù hợp với trẻ Việt nam. Do đó, cần có các tiêu chuẩn để định tuổi răng cho dân tộc này.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ước lượng tuổi răng theo phương pháp Demirjian cho trẻ em Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 11 ƯỚC LƯỢNG TUỔI RĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP DEMIRJIAN CHO TRẺ EM VIỆT NAM Nguyễn Thị Bích Lý*, Lê Đức Lánh* TÓM TẮT Việc xác định chính xác sự tăng trưởng của trẻ có nhiều giá trị về phương diện chẩn đoán và thực hành Nha khoa cũng như trong pháp y liên quan đến việc xác định nhân thân của 1 người; trong đó những thông tin từ bộ răng đã và đang được sử dụng rộng rãi cho mục đích này. Một trong những phương pháp được nhiều người biết đến để định tuổi dựa vào răng là phương pháp của tác giả Demirjian. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát sự phù hợp của phương pháp Demirjian khi áp dụng cho nhóm trẻ em Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Phim toàn cảnh của 1520 trẻ em miền nam Việt nam từ 5-14 tuổi (nam 531 và nữ 989) được dùng để tính điểm số trưởng thành răng và tuổi răng theo phương pháp Demirjian. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy phương pháp Demirjian đánh giá cao về tuổi khoảng 2,47 năm ở nam và 2,22 ở nữ, tuổi răng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tuổi thật trong toàn bộ mẫu nghiên cứu và trong từng nhóm tuổi, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi răng giữa 2 giới. Kết luận: Các tiêu chuẩn về định tuổi răng của Demirjian có thể không phù hợp với trẻ Việt nam. Do đó, cần có các tiêu chuẩn để định tuổi răng cho dân tộc này. Từ khóa: ước lượng tuổi, tuổi răng, phương pháp Demirjian, trẻ em Việt Nam. ABSTRACT DENTAL AGE ESTIMATION USING DEMIRJIAN’S METHOD ON VIETNAMESE CHILDREN Nguyen Thi Bich Ly, Le Duc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 11 - 20 Precise determination of the developmental stage of a child is an integral part of both diagnosis and dental practice; it is also important in forensic medicine and dentistry concerning the identification of a person based on the dental information. One widely used method of dental age estimation was first described in 1973 by Demirjian et al. The purpose of this study was to evaluate the applicability of Demirjian’s method for dental age estimation in Vietnamese children. Materials and methods: Panoramic radiographs of 1520 healthy Vietnamese children aged from 6 to 14 years were examined, dental ages were estimated by Demirjian’s method based on developmental maturity of seven permanent mandibular left teeth. The results showed that the Demirjian’s method overestimated the age of boys by 2.47 years and girls by 2.22 years, a statistically significant difference was found between chronological age and dental age. No statistically significant difference between dental age of girls and boys was observed. Conclusion: The standards of dental age described by Demirjian may not be suitable for Vietnamese children who may require a specific standard for accurate age estimation. Key words: age estimation, dental age, Demirjian’s method, Vietnamese children. *: Khoa RHM, Đại học Y dược TPHCM Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Thị Bích Lý, ĐT: 0903173673; Email: bichly46@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 12 MỞ ĐẦU Ước lượng tuổi cho trẻ em và thanh thiếu niên là một vấn đề thường gặp trong nhiều lãnh vực khác nhau như: khảo cổ, pháp y, nội tiết học trẻ em, chỉnh hình, nha khoa. Trong khảo cổ và pháp nha, việc định tuổi giúp cung cấp những thông tin quan trọng về các dân tộc cổ xưa và là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để nhận diện cá thể, trong đó những thông tin về răng được xem là phương tiện hỗ trợ có giá trị nhất. Trong lãnh vực nha khoa, các thông tin về tuổi giúp cho việc chẩn đoán và lập kế hoạch điểu trị, đặc biệt trong trong chuyên ngành răng trẻ em và chính hình có liên hệ đến việc điều trị các loại sai hình khác nhau có liên quan đến sự tăng trưởng hàm mặt. Mục tiêu của kỹ thuật định tuổi lý tưởng là ước lượng tuổi sao cho gần bằng với tuổi thật nhất. Có rất nhiều phương pháp định tuổi đã được nghiên cứu và báo cáo trong y văn. Ở trẻ em và thanh thiếu niên, các tác giả thường dùng các chỉ thị về phát triển để định tuổi như sự trưởng thành về xương (tuổi xương), chiều cao và cân nặng cơ thể (tuổi hình thái), sự phát triển về sinh dục (tuổi sinh dục), cũng như sự phát triển và mọc răng (tuổi răng). Phương pháp thông dụng nhất là dựa vào sự trưởng thành của bộ xương mà vùng liên quan là xương bàn tay, có thể giúp đánh giá tuổi cho một cá thể đến khoảng 16 tuổi, thời điểm mà sự trưởng thành của xương bàn tay hoàn tất ở 90% cá thể. Tuy vậy, phương pháp dựa trên xương có một vài hạn chế do có sự biến thiên đáng kể trong trưởng thành của xương, quá trình này có ảnh hưởng từ yếu tố môi trường, dinh dưỡng, nội tiết và bệnh tật. Một phương pháp tiếp cận thay thế là dựa trên sự phát triển của răng vì tốc độ khoáng hoá được kiểm soát do di truyền nhiều hơn là do yếu tố môi trường và có độ biến thiên ít hơn. Định tuổi dựa vào răng đã được thừa nhận khi so sánh với những chỉ thị khác về trưởng thành như của xương và giới tính. Có hai cách tiếp cận dùng để ước lượng tuổi dựa vào răng là quan sát mọc răng và dùng mẫu phát triển khoáng hoá của răng(16). Tuổi theo thời điểm mọc răng đã được thừa nhận từ sớm nhưng không chính xác vì mọc răng là biến số đo lường gián đoạn, đây là một biến cố diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng lại là kết quả một quá trình luôn tiếp diễn bao gồm nhiều giai đoạn trong cuộc đời đứa trẻ khi răng chưa mọc trên miệng, nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tại chỗ như nhổ sớm các răng sữa, sâu răng hay chen chúc của các răng. Ngược lại, sự khoáng hoá của răng là quá trình diễn tiến dài lâu, có thể đo lường chắc chắn hơn do có tính di truyền cao, hệ số biến thiên thấp và bền vững với tác động từ môi trường, có thể đánh giá trên phim X quang trong một thời gian dài, trong đó dùng các giai đoạn khác nhau trong quá trình hình thành răng làm tiêu chuẩn; tuổi răng được ước lượng bằng cách so sánh tình trạng phát triển của răng trên người chưa biết tuổi với những nghiên cứu đã công bố về sự phát triển của răng trong đó các thang tiêu chuẩn được xây dựng trên một mẫu lớn các cá thể thường ở cùng tại một vùng địa lý tập trung. Một trong những phương pháp được nhiều người biết đến để định tuổi răng là phương pháp của tác giả Demirjian 1973 sau khi nghiên cứu trên mẫu lớn trẻ em ở Canada; phương pháp này đánh giá sự phát triển của 7 răng vĩnh viễn hàm dưới trên phim toàn cảnh. Các giai đoạn phát triển của mỗi răng được chuyển thành một điểm số theo bảng chuyển đổi của tác giả, tổng số điểm của 7 răng sẽ tính thành điểm số trưởng thành răng toàn thể sau đó chuyển thành tuổi răng tương ứng(2,4). Tuy vậy, có sự khác biệt về trưởng thành răng giữa các dân tộc; nhiều tác giả thấy kết quả định tuổi kém chính xác hơn khi dùng các tiêu chuẩn phát triển của Demirjian khi thử nghiệm cho các dân tộc khác, nảy sinh nhu cầu cần có tiêu chuẩn phát triển riêng cho dân tộc của mình(5,21). Tại Việt Nam, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào về quá trình phát triển của các răng vĩnh viễn, vấn đề được đặt ra là quá trình phát triển của các răng này diễn ra như thế nào Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 13 và có liên hệ ra sao đối với tuổi sinh học, sự liên hệ này có thể giúp cho việc xác định tuổi của một cá thể trong cộng đồng hay không? Chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Ước lượng tuổi răng theo phương pháp Demirjian cho trẻ em Việt Nam” để trả lời cho các câu hỏi trên. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sự phát triển của 7 răng vĩnh viễn hàm dưới trên nhóm trẻ Việt nhằm ước lượng tuổi răng theo phương pháp Demirjian từ đó xác định sự phù hợp của việc áp dụng các tiêu chuẩn Demirjian dùng để ước lượng tuổi răng trên trẻ em Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 1520 (531 nam và 989 nữ) phim toàn cảnh của các cá thể người Việt từ 6 đến 14 tuổi, được thu thập trong khỏang thời gian từ 1998-2010, các phim này được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện từ các nguồn lưu trữ sau: - Phim toàn cảnh của những cá thể tình nguyện tham gia trong một nghiên cứu tiến cứu trước đó về sự phát triển của hệ thống sọ-mặt- cung răng, đây là một nghiên cứu dọc nằm trong chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe răng miệng đặc biệt, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, - Phim toàn cảnh của các bệnh nhân đến khám và điều trị răng miệng tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở điều trị Nha khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn chọn mẫu Các phim được chọn trong mẫu nghiên cứu phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây: - Cá thể được chụp phim là người Việt nam, dân tộc Việt (Kinh). - Có đầy đủ những thông tin cá nhân có giá trị của các cá thể được chụp phim bao gồm: tên họ, giới tính, ngày tháng năm sinh, ngày chụp phim. - Hình ảnh trên phim có giá trị khảo sát, phim không bị biến dạng hay hư hỏng làm ảnh hưởng đến việc quan sát các chi tiết trên phim. - Cá thể chụp phim không có tiền sử bệnh lý hay có những phẫu thuật tại vùng lân cận làm ảnh hưởng đến sự hiện diện và phát triển của răng. Tiêu chuẩn loại trừ - Có những biểu hiện bệnh lý hàm mặt phát hiện được trên phim. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Đây là một nghiên cứu được thực hiện với thiết kế cắt ngang mô tả. Mô tả phương pháp Ghi nhận các thông tin cá nhân của các cá thể được chụp phim: giới, tuổi chính xác của các cá thể tính đến ngày chụp phim dựa trên các ghi nhận về ngày tháng năm sinh và ngày chụp phim. Các giá trị về tuổi được tính theo năm sau khi chuyển thành số thập phân với hai số lẻ. Mã hóa phim với ký hiệu theo số thứ tự để người đọc phim không biết thông tin về tuổi, giới của các cá thể được chụp phim. Việc đọc phim được tiến hành trong phòng tối với hộp đọc phim tiêu chuẩn để tránh ảnh hưởng từ các độ sáng khác nhau lên kết quả của việc đánh giá. Quan sát tổng thể mỗi phim toàn cảnh, xác định hình ảnh về sự phát triển của 7 răng vĩnh viễn hàm dưới bên trái, nếu răng thiếu hay hình ảnh không rõ, dùng răng bên đối diện. So sánh các hình ảnh này với một lọat các hình ảnh chuẩn trong phân lọai các giai đoạn hình thành răng của tác giả Demirjian và cộng sự (1973) để tìm ra sự tương đồng nhất giữa hình ảnh trên phim với các giai đoạn được mô tả trong thang đánh giá này, mỗi răng được ghi một giá trị thích hợp tượng trưng cho giai đoạn phát triển. Kế đó, dùng bảng tiêu chuẩn riêng cho nam và nữ của Demirjian để định điểm số thích hợp cho mỗi giai đoạn. Các điểm số này được tính chung lại và sẽ có điểm số toàn thể tượng trưng cho tuổi răng khi đối chiếu với bảng tiêu chuẩn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 14 về tuổi. Sau đó, sự khác biệt giữa tuổi răng và tuổi thật của mỗi bệnh nhân được tính bằng cách lấy giá trị tuổi răng trừ tuổi thật, giá trị dưới 0 có nghĩa là sự phát triển răng chậm còn giá trị 0 nghĩa là không có sự khác biệt giữa 2 loại tuổi, giá trị trên 0 nghĩa là sự phát triển răng nhanh hơn khi so sánh với các tiêu chuẩn của Demirjian. Tiêu chuẩn đánh giá Để đánh giá các giai đoạn của quá trình phát triển của răng dựa trên sự khoáng hóa, chúng tôi sử dụng thang đánh giá theo mô tả dưới dạng biểu đồ hình ảnh của tác giả Demirjian và cộng sự (1973). Hình 1: Mô tả thang đánh giá của Demirjian và cộng sự (1973)“Nguồn: Agurto, 2009”(1). - Giai đoạn A: xuất hiện những điểm khoáng hóa riêng lẻ ở các múi răng nhưng chưa nối liền với nhau. - Giai đoạn B: Các điểm khoáng hóa nối liền với nhau và hình dạng bên ngòai thân răng đã nhận ra được. - Giai đoạn C: Thân răng hình thành được một nửa: men đã tạo ra xong ở mặt nhai, ngà răng bắt đầu tạo ra, buồng tủy có dạng cong và chưa nhìn rõ được sừng tủy. - Giai đoạn D: Thân răng đã hoàn tất đến đường nối men-cément. Thành buồng tủy có dạng cong, bắt đầu thấy được sừng tủy. Chân răng bắt đầu hình thành. - Giai đoạn E: Chân răng ngắn hơn thân răng. Thành của buồng tủy thẳng và sừng tủy nhận diện rõ hơn giai đoạn trước. Vùng chẽ chân răng bắt đầu khoáng hóa. - Giai đoạn F: Thành buồng tủy có dạng tam giác với hai cạnh bằng nhau. Chân răng dài bằng hay hơn thân răng, phần tận cùng của chân răng có dạng hình phễu. - Giai đoạn G: Các thành ống tủy chân răng song song nhưng phần chóp còn mở rộng. - Giai đoạn H: Phần chóp răng đóng kín hoàn tòan. Kích thước màng nha chu (khỏang dây chằng) chung quanh chân răng đồng nhất suốt chiều dài chân răng. Hình 2: Phim XQ toàn cảnh dùng đánh giá các giai đoạn phát triển của răng Phân tích và xử lý số liệu Sai số của phương pháp Tất cả các phim được phân tích bởi cùng một người quan sát. Sự tin cậy và sự tái lập lại các kết quả đánh giá từ người quan sát sẽ được kiểm tra bằng cách chọn ngẫu nhiên 150 phim, các phim này được đánh giá sau đó hai tháng bởi cùng hai người. Sự kiên định trong bản thân người quan sát và giữa hai người quan sát sẽ được đo lường bằng cách sử dụng hệ số Kappa. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 15 Phân tích thống kê Nhập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Phân tích thống kê: - Dùng tương quan Pearson để xác định tương quan giữa 2 loại tuổi, tính chung cho mẫu và riêng biệt theo giới. - Sử dụng phép kiểm t test cho 2 mẫu độc lập để khảo sát sự khác biệt về tuổi răng giữa hai giới trong mẫu chung và từng nhóm tuổi. - Dùng t test bắt cặp để khảo sát sự khác biệt giữa tuổi thật và tuổi răng riêng biệt cho từng giới và từng nhóm tuổi. - Tính trung bình khác biệt giữa tuổi thật và tuổi răng cho từng giới và từng nhóm tuổi. - Trong tất cả các test, giá trị 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Phân bố tuổi và giới của mẫu nghiên cứu Nhóm tuổi Giới tính Toàn thể Nam Nữ 5-6 tuổi 6-7 tuổi 7-8 tuổi 8-9 tuổi 9-10 tuổi 10-11 tuổi 11-12 tuổi 12-13 tuổi 13-14 tuổi Toàn thể 2 14 46 78 67 64 93 97 72 533 3 29 95 124 117 131 192 150 151 992 5 43 141 202 184 195 285 247 223 1525 Sự nhất trí trong bản thân và giữa những người quan sát sau khi đánh giá lại 150 phim theo chỉ số Kappa là 0,983 và 0,864, cho thấy có sự nhất trí cao khi đánh giá, sự khác biệt trong 2 lần đánh giá và giữa 2 người đều không vượt quá 1 giai đoạn. Dùng hệ số tương quan Pearson, cho thấy tương quan giữa tuổi thật và tuổi răng theo phương pháp Demirjian cho toàn bộ mẫu và tính riêng cho nam và nữ là 0,898, 0,893 và 0,901; cho thấy có sự tương quan cao giữa tuổi thật và tuổi răng. Bảng 2: Trung bình và độ lệch chuẩn của tuổi thật và tuổi răng đánh giá theo phương pháp Demirjian Nhóm tuổi Giới TB ±ĐLC p Tuổi thật Tuổi răng TR-TT Mẫu chung Nam 10,64±2,00 13,12±3,02 2,47±1,53 * Nữ 10,67±2,03 12,89±2,98 2,22±1,45 * Toàn thể 10,67±2.01 12,98±2,99 2,31±1,49 * 6-7 tuổi Nam 6,70±0,17 8,46±0,82 1,76±0,93 * Nữ 6,64±0,26 7,87±0,35 1,23±0,43 * 7-8 tuổi Nam 7,50±0,25 8,65±0,80 1,15±0,77 * Nữ 7,60±0,27 8,44±0,85 0,84±0,85 * 8-9 tuổi Nam 8,44±0,25 9,56±1,38 1,12±1,38 * Nữ 8,49±0,28 9,31±1,35 0,82±1,29 * 9-10 tuổi Nam 9,51±0,25 11,35±1,67 1,84±1,60 * Nữ 9,45±0,28 11,27±1,88 1,81±1,78 * 10-11 tuổi Nam 10,51±0,30 13,66±1,94 3,15±1,86 * Nữ 10,51±0,28 13,32±1,61 2,80±1,57 * 11-12 tuổi Nam 11,49±0,23 14,99±1,41 3,49±1,38 * Nữ 11,49±0,28 14,80±1,01 3,30±0,97 * 12-13 tuổi Nam 12,47±0,29 15,84±0,41 3,36±0,48 * Nữ 12,53±0,27 15,39±0,82 2,85±0,78 * 13-14 tuổi Nam 13,45±0,27 15,88±0,45 2,43±0,49 * Nữ 13,47±0,27 15,71±0,54 2,24±0,59 * t test bắt cặp; * sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Tuổi răng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tuổi thật trong toàn bộ mẫu nghiên cứu và trong từng nhóm tuổi (t test bắt cặp với p<0,05), trong đó chủ yếu là đánh giá cao hơn về tuổi răng. Ở nam có 94% cá thể có tuổi răng sớm hơn tuổi thật, 6% chậm hơn và 0% hai loại tuổi tương tự theo tiêu chuẩn Demirjian. Ở nữ, tỉ lệ tương ứng là 93,2%, 6,4% và 0,4%. Sự khác biệt giữa tuổi răng và tuổi thật lớn nhất ở nhóm 11-12 ở cả 2 giới với độ chênh là 3,49 năm ở nam và 3,30 ở nữ; tương tự sự khác biệt ít nhất là ở nhóm tuổi 8-9 cho cả 2 giới với 1,12 năm cho nam và 0,82 năm cho nữ. Khi so sánh trung bình khác biệt giữa tuổi răng và tuổi thật ở 2 giới, kết quả cho thấy ở nam có sự khác biệt nhiều hơn so với nữ trong toàn bộ mẫu cũng như từng nhóm tuổi, khác biệt lớn nhất giữa 2 giới là ở độ tuổi 6-7 với trung bình khác biệt là 0,53; nhỏ nhất ở độ tuổi 9-10 với trung bình khác biệt là 0,03. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 16 Bảng 3: So sánh tuổi răng đánh giá theo cả 2 phương pháp giữa nam và nữ theo từng nhóm tuổi Nhóm tuổi Tuổi răng/pp Dem p Nam Nữ Mẫu chung 6-7 tuổi 7-8 tuổi 8-9 tuổi 9-10 tuổi 10-11 tuổi 11-12 tuổi 12-13 tuổi 13-14 tuổi 13,12±3,02 8,46±0,80 8,65±0,80 9,56±1,38 11,35±1,67 13,66±1,94 14,99±1,41 15,84±0,41 15,88±0,45 12,89±2,98 7,87±0,35 8,44±0,85 9,31±1,35 11,27±1,88 13,32±1,61 14,80±1,01 15,39±0,82 15,71±0,54 0,174 0,154 0,970 0,693 0,160 0,042* 0,000** 0,005 0,003* t test cho hai mẫu độc lập; * sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Trung bình tuổi răng đều cao hơn ở nam so với nữ trong toàn bộ mẫu cũng như trong từng nhóm tuổi, tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê trừ ở nhóm tuổi 10-11; 11-12 và 13-14. BÀN LUẬN Có rất nhiều phương pháp đánh giá sự phát triển của răng dựa trên sự thay đổi về hình thái và kích thước răng, các nghiên cứu gần đây cho thấy phương pháp dựa trên kích thước của răng hay dùng phân số về trưởng thành của thân hay chân răng không cho kết quả chính xác và làm cho việc đánh giá trở nên khó khăn, mang tính chủ quan hơn. Ngược lại, phương pháp Demirjian dựa trên các thay đổi về hình thái của răng đã được chứng minh là hiệu quả hơn để đánh giá sự trưởng thành răng vì đơn giản, mô tả chi tiết các giai đoạn và có tính tái lập cao(11). Hagg và Matsson khi thực hiện nghiên cứu so sánh sự tin cậy của 3 phương pháp đánh giá sự trưởng thành của răng đã kết luận rằng phương pháp Demirjian có độ tin cậy và đúng cao hơn các phương pháp khác(8). Chính vì vậy chúng tôi sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn của Demirjian vào nghiên cứu đã xuất hiện nhiều tranh cải về tính chính xác của phương pháp, đa số các tác giả đều đề xuất tạo ra các dữ liệu về phát triển răng riêng cho mỗi dân tộc để hiểu rõ hơn về sự trưởng thành ở chính dân tộc mình. Vì lý do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự thích hợp của phương pháp Demirjian trong việc ước lượng sự trưởng thành răng cho trẻ em Việt Nam, các thông tin này giúp chúng tôi so sánh tình trạng trưởng thành răng ở đất nước chúng tôi với các nghiên cứu trên các dân tộc khác. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự nhất trí cao trong bản thân và giữa những người quan sát với giá trị của hệ số Kappa lần lượt là 0,983 và 0,864 sự khác biệt giữa 2 lần đánh giá không quá 1 giai đoạn cho bất kỳ răng nào, điều này chứng tỏ có độ tin cậy cao trong việc đánh giá các giai đoạn phát triển của răng, kết quả này cũng giống kết quả từ các nghiên cứu khác và nhất trí với ý kiến của đa số các tác giả là phương pháp Demirjian có ưu điểm hơn những phương pháp khác ở tính đơn giản, nhanh, dễ áp dụng, khách quan khi
Tài liệu liên quan