Mở đầu: Việc sản xuất những bộ kit thử dùng cho định lượng các chất trong lĩnh vực xét nghiệm sinh hóa
là một vấn đề đã được giải quyết khá lâu ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật. Trong khi đó, tại nước ta hiện nay hầu
hết các bộ kit dùng trong lĩnh vực này đều phải nhập khẩu. Sản xuất trong nước những bộ kit thử cho các xét
nghiệm hóa sinh với chất lượng ổn định, giá thành rẻ là một đòi hỏi cấp thiết
Mục tiêu: Xây dựng quy trình pha chế và tiêu chuẩn hóa bộ kit định lượng creatinin trong huyết thanh.
Phương pháp nghiên cứu: Ứng dụng các phần mềm vi tính (Design-Expert, FormRules, INForm,
Microsoft Office Excel) để tối ưu hoá công thức bộ kit. Sự ổn định của bộ kit được xác định bằng phương pháp tự
nhiên và phương pháp lão hóa cấp tốc.
Kết quả: Đề tài đã khảo sát được các thông số tối ưu của bộ kit. Các thông số tối ưu như sau: nồng độ acid
picric = 21,06 mmol/L; nồng độ NaOH = 333,55 mmol/L; nồng độ creatinin chuẩn = 5,41 mg/dL; thời gian t1=
10 giây; thời gian t2 = 104 giây. Thời hạn sử dụng bộ kit được dự đoán là 42 tháng kể từ khi pha chế ở điều kiện
bảo quản mát từ 2 - 8 0C. Bộ kit được sử dụng để định lượng nồng độ creatinin trong huyết thanh của 327 bệnh
nhân và 21 huyết thanh nội kiểm tra tại phòng sinh hoá, bệnh viện Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh và có so
sánh thống kê kết quả với bộ kit ngoại nhập (ISE - Ý) đang sử dụng tại đây. Kết quả cho thấy, bộ kit có chất
lượng tương đương với bộ kit ngoại nhập.
Kết luận: Đã thực hiện được việc tối ưu hóa công thức pha chế bộ kit định lượng creatinin trong huyết
thanh và thẩm định được công thức tối ưu
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng quy trình pha chế bộ kit định lượng Creatinin trong huyết thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 652
XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHA CHẾ BỘ KIT ĐỊNH LƯỢNG CREATININ
TRONG HUYẾT THANH
Nguyễn Thị Phương Thảo*, Trần Thanh Nhãn**
TÓM TẮT:
Mở đầu: Việc sản xuất những bộ kit thử dùng cho định lượng các chất trong lĩnh vực xét nghiệm sinh hóa
là một vấn đề đã được giải quyết khá lâu ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật. Trong khi đó, tại nước ta hiện nay hầu
hết các bộ kit dùng trong lĩnh vực này đều phải nhập khẩu. Sản xuất trong nước những bộ kit thử cho các xét
nghiệm hóa sinh với chất lượng ổn định, giá thành rẻ là một đòi hỏi cấp thiết
Mục tiêu: Xây dựng quy trình pha chế và tiêu chuẩn hóa bộ kit định lượng creatinin trong huyết thanh.
Phương pháp nghiên cứu: Ứng dụng các phần mềm vi tính (Design-Expert, FormRules, INForm,
Microsoft Office Excel) để tối ưu hoá công thức bộ kit. Sự ổn định của bộ kit được xác định bằng phương pháp tự
nhiên và phương pháp lão hóa cấp tốc.
Kết quả: Đề tài đã khảo sát được các thông số tối ưu của bộ kit. Các thông số tối ưu như sau: nồng độ acid
picric = 21,06 mmol/L; nồng độ NaOH = 333,55 mmol/L; nồng độ creatinin chuẩn = 5,41 mg/dL; thời gian t1 =
10 giây; thời gian t2 = 104 giây. Thời hạn sử dụng bộ kit được dự đoán là 42 tháng kể từ khi pha chế ở điều kiện
bảo quản mát từ 2 - 8 0C. Bộ kit được sử dụng để định lượng nồng độ creatinin trong huyết thanh của 327 bệnh
nhân và 21 huyết thanh nội kiểm tra tại phòng sinh hoá, bệnh viện Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh và có so
sánh thống kê kết quả với bộ kit ngoại nhập (ISE - Ý) đang sử dụng tại đây. Kết quả cho thấy, bộ kit có chất
lượng tương đương với bộ kit ngoại nhập.
Kết luận: Đã thực hiện được việc tối ưu hóa công thức pha chế bộ kit định lượng creatinin trong huyết
thanh và thẩm định được công thức tối ưu.
Từ khóa: creatinin, huyết thanh, kit thử, tối ưu hóa.
ABSTRACT
ESTABLISHMENT OF PROCESS OF MANUFACTURING FOR THE KIT
USING SERUM CREATININE QUANTIFY
Nguyen Thi Phuong Thao, Tran Thanh Nhan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 652 - 659
Background: The production of the kit used to quantify substances in the field of biochemistry is a problem
has been solved a long time in European countries, American and Japan. Meanwhile, in Viet Nam almost of the
kits used in this field is imported. The production of test kits for the biochemical tests with stable quality, low
price is an urgent requirement
Objective: Process development and standardization of the kit for the quantification of the creatinin in
serum.
Methods: Computer softwares (Design - Expert, FormRules, INForm, Microsoft Office Excel) were applied
in the optimum mixing formular of the kit. Real time method and accelerated study were used to determine the
stability of the kit.
*Bệnh viện đa khoa Quận 4 TPHCM ** Khoa Dược ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trần Thanh Nhãn ĐT: 0908593032 Email: nhanchi2002@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 653
Results: This study has investigated to optimize parameters of the kit. Resulting conditions are as followed:
concentration of picric acid = 21.06 mmol/L, concentration of NaOH = 333.55 mmol/L, concentration of standard
creatimin = 5.41 mg/dL, time t1 = 10 seconds, time t2 = 104 seconds. The expiry date of the kit was predicted 42
months from the manufacture date at 2 - 80C. The kit was used for the quantitative determination of the creatinin
in the serum of 327 patients and 21 samples control (Internal Quality Control) at Biochemistry department of
District 4 hospital, at Ho Chi Minh city. And then we compare with imported kit (ISE - Italy) are using
currently at hospital. The results showed the quality of this kit is the same with the kit imported (I.S.E - Italy).
Conclusion: We have investigated to optimize parameters of the kit using serum creatinine quantify and
evaluated the optimal formula of this kit
Keywords: creatinin, serum, kit, optimize.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý về thận là bệnh lý rất thường gặp
hiện nay. Một trong những biểu hiện của bệnh là
sự tăng nồng độ creatinin trong máu. Do đó việc
định lượng creatinin trong huyết thanh là một
trong những xét nghiệm sinh hóa quan trọng
cần được thực hiện để giúp cho việc chẩn đoán
sớm và điều trị bệnh có hiệu quả.
Ở Việt Nam hiện nay, một số phòng thí
nghiệm của các trường Đại học như Đại học
Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và
của công ty Nam Khoa có nghiên cứu sản xuất
các bộ kit thử, nhưng chủ yếu dùng trong sinh
học phân tử nhằm xác định các tác nhân gây
bệnh trên người và động vật như: bộ kit PCR
(Polymerase Chain Reaction) chẩn đoán lao,
PCR chẩn đoán sốt xuất huyết, PCR chẩn đoán
thương hàn, PCR chẩn đoán bệnh đốm trắng
cho tôm, Việc nghiên cứu sản xuất các bộ kit
dùng trong xét nghiệm hóa sinh cho đến nay
hầu như chưa được quan tâm. Bộ môn Sinh Hóa
- Độc Chất, khoa Dược Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh trong 3 năm gần đây đã đi
theo hướng nghiên cứu này.
Trong lĩnh vực xét nghiệm hóa sinh lâm
sàng, hầu hết các phòng xét nghiệm đều sử
dụng các bộ kit ngoại nhập. Đó là một trong
những nguyên nhân làm tăng giá thành các xét
nghiệm, đồng thời làm tăng thêm gánh nặng
điều trị cho bệnh nhân. Việc sản xuất trong nước
những bộ kit cho các xét nghiệm hóa sinh với
chất lượng ổn định, giá thành rẻ là một đòi hỏi
cấp thiết. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu xây dựng
quy trình pha chế và tiêu chuẩn hóa bộ kit định
lượng creatinin trong huyết thanh.
NGUYÊN LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên vật liệu:
Picric acid Merck – Germany
NaOH Merck – Germany
Na2HPO4 Merck – Germany
Creatinin chuẩn (2 mg/dL) I.S.E – Italy
Multicalibrator serum Bio Rad – USA
Huyết thanh bệnh nhân
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế thực nghiệm và tối ưu hoá quy trình
pha chế bộ kit(1,4,6)
Quy trình định lượng creatinin: Hút chính
xác 500 μL thuốc thử R1 (dung dịch acid picric)
và 500 μL thuốc thử R2 (dung dịch NaOH và
Na2HPO4). Trộn đều hai dung dịch để tạo thành
1000 μL thuốc thử R. Hút chính xác 100 μL dung
dịch mẫu thử. Trộn đều và đo mật độ quang ở
bước sóng 500 nm và thời gian được chọn.
Thiết kế mô hình thực nghiệm D-Optimal
bằng phần mềm Design-Expert v6, 2002 (Stat –
Ease Inc, USA)
Tối ưu hóa quy trình bởi phần mềm INForm
3.0, 2003 (Intelligensys Ltd., UK)
Thẩm định quy trình tối ưu(1,6,5)
Pha chế bộ kit định lượng creatinin theo
công thức tối ưu và tiến hành thẩm định quy
trình tối ưu:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 654
Miền giá trị: Lấy mức tối ưu của nồng độ
creatinin làm mức cơ sở, tiến hành pha dãy nồng
độ creatinin thấp và cao hơn mức cơ sở với
khoảng biến thiên là 1 mg/dL. Đo độ hấp thu
của các mức đã thiết lập. Vẽ đường tuyến tính.
Khi có sự lệch khỏi đường tuyến tính của một
điểm nào đó, tiến hành pha dãy nồng độ
creatinin trong khoảng giữa mức lệch và mức
còn tuyến tính kề cận, với khoảng biến thiên là
0,1 mg/dL. Từ đó xác định được khoảng tuyến
tính cần tìm.
Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính: Pha
1 dãy nồng độ creatinin với 6 nồng độ khác
nhau, đo độ hấp thu 6 lần ở mỗi nồng độ, lấy giá
trị trung bình. Với sự hỗ trợ của phần mềm Ms -
Excel, tìm ra phương trình hồi quy tương quan
giữa độ hấp thu (biến số phụ thuộc y) và nồng
độ (biến số độc lập x), R2 và các hệ số hồi quy.
Vẽ đường tuyến tính.
Độ đặc hiệu: Xác định giá trị độ hấp thu ở mỗi
trong 6 nồng độ creatinin là 2 mg/dl của mẫu
chuẩn và mẫu thử (mẫu huyết thanh).So sánh 2
giá trị trung bình độ hấp thu của mẫu chuẩn và
mẫu thử, dùng trắc nghiệm t tương ứng từng
cặp (t - Test: Paired Two Sample for Means) để
đánh giá sự khác nhau có ý nghĩa thống kê hay
không (với sự hỗ trợ của phần mềm Ms-Excel).
Trong đó: n1 - số lần thực hiện thí
nghiệm của mẫu x
n2 - số lần thực hiện thí nghiệm của mẫu y
s - phương sai
Nếu | t | < tp(f): bộ kit có tính đặc hiệu.
Độ chính xác (precision)
Là mức độ sát gần giữa các giá trị riêng lẻ
với giá trị trung bình thu được khi áp dụng
phương pháp đề xuất cho cùng một mẫu thử
đồng nhất trong cùng điều kiện xác định. Người
ta phân biệt ba khái niệm: độ lặp lại, độ chính
xác trung gian và độ sao lại.
Trong đó:
SD (Standard Deviation): độ lệch chuẩn
: giá trị trung bình của các giá trị
CV%: hệ số phân tán
Độ lặp lại (repeatibility): Thể hiện mức độ
chính xác hay mức độ lặp lại, mức độ dao động
giữa các kết quả thực nghiệm được thực hiện
trong:
Cùng một phòng thí nghiệm.
Cùng một mẫu thử đồng nhất.
Cùng một kiểm nghiệm viên.
Cùng một khoảng thời gian.
Đo 3 lần lặp lại ở mỗi một trong cùng 6 nồng
độ trong miền giá trị của phương pháp phân
tích và tính CV, yêu cầu CV ≤ 5%.
Độ chính xác trung gian (intermediate
precision): Biểu thị độ chính xác của phương
pháp theo các biến số của phòng thí nghiệm tại:
Nhiều ngày khác nhau.
Với nhiều kiểm nghiệm viên.
Với các dụng cụ khác nhau.
Độ sao chép lại (reproducibility): Biểu thị độ
chính xác của nhiều phòng thí nghiệm tiến hành
nghiên cứu trên cùng một mẫu đồng nhất.
Tương tự như độ lặp lại với điều kiện:
Phòng thí nghiệm thay đổi.
Thay đổi phương pháp.
Độ đúng: Pha dung dịch creatinin ở 3 mức
nồng độ (80%, 100%, 120%) so với nồng độ đã
được tối ưu. Từ độ hấp thu thu được, dựa vào
đường chuẩn suy ra nồng độ thực tế (Oi), sau
đó tính tỷ lệ phục hồi F% và độ lệch thực
nghiệm B% theo biểu thức (với yêu cầu B% ≤
2%, F%: 100 ± 2%.):
N
Ei
EiOi
B
N
/)100(
1
∑ −=
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 655
N
Ei
OiF
N
/)100(
1
∑=
Trong đó - B: độ lệch thực nghiệm
F: tỷ lệ phục hồi
Ei: nồng độ theo lý thuyết
Oi: nồng độ theo thực tế
Thử nghiệm độ ổn định của bộ kit(2,7,8)
Sản xuất trên quy mô phòng thí nghiệm 3 lô
thuốc thử định lượng creatinin, tiến hành thử
nghiệm độ ổn định của bộ kit bằng 2 phương
pháp ở 3 điều kiện theo dõi
Theo dõi độ ổn định của bộ kit theo phương pháp dài
hạn
Điều kiện bảo quản bộ kit theo phương pháp
dài hạn là 5 ± 30C. Khi mỗi lô bộ kit vừa được
pha chế xong, chúng tiến hành định lượng mẫu
creatinin chuẩn, kết quả thu được là độ hấp thu
trung bình của 6 lần thí nghiệm ở mỗi lô. Thực
hiện lặp lại thao tác này mỗi 3 tháng và so sánh
kết quả với lần đầu tiên để kiểm tra độ ổn định
của bộ kit. Thời gian kết thúc thực nghiệm là
thời gian mà một trong các tiêu chí của thuốc
thử không đạt (màu sắc, độ kết tủa, độ nhớt,...)
hoặc cho kết quả định lượng mẫu có sai số ≥10%.
Thiết lập phương trình hồi quy tuyến tính liên
quan giữa thời gian bảo quản và nồng độ đo
được (ln[C]). Từ đó có thể dự đoán được tuổi
thọ của thuốc.
Theo dõi độ ổn định của bộ kit theo phương pháp già
hoá cấp tốc
Điều kiện theo dõi ở nhiệt độ 25 ± 3 oC. Khi
mỗi lô bộ kit vừa được pha chế xong, chúng tiến
hành định lượng mẫu creatinin chuẩn, kết quả
thu được là độ hấp thu trung bình của 6 lần thí
nghiệm ở mỗi lô. Thực hiện lặp lại thao tác này
mỗi tháng và so sánh kết quả với lần đầu tiên để
kiểm tra độ ổn định của bộ kit. Thời gian kết
thúc thực nghiệm là thời gian mà 1 trong các
tiêu chí của thuốc thử không đạt (màu sắc, độ
kết tủa, độ nhớt,...) hoặc cho kết quả định lượng
mẫu có sai số ≥ 10%. Áp dụng phương trình
Van’t Hoff:
t
CCK t Δ
−
=
)/ln( 0
Trong đó: C và C0: hàm lượng của thuốc ở
thời điểm trước t0 và sau t
Δt = khoảng thời gian = t0 - t
k: hệ số Van’t Hoff = 2Δ/10
Δ: mức chênh lệch nhiệt độ (với: Δ = t1 - t2)
Tính tuổi thọ của bộ kit với nhiệt độ già hóa
là 250C và nhiệt độ bảo quản thật là 50C.
Điều kiện theo dõi ở nhiệt độ 40 ± 3 oC:
tương tự ở nhiệt độ 25 ± 3 oC.
Áp dụng phương trình Arrhenius để tính tuổi thọ
của bộ kit
Từ hệ số K tìm được ở nhiệt độ bảo quản
250C và 400C, tính lnK ở mỗi điều kiện bảo quản.
Thiết lập bảng tương ứng giữa lnK và 1000/T
tương ứng ở từng nhiệt độ (T: là nhiệt độ tuyệt
đối Kelvins, với T = 273 + tbảo quản )
Lập đường tuyến tính liên quan giữa lnK và
1000/T. Suy ra lnK nhiệt độ bảo quản
Từ lnK nhiệt độ bảo quản tính được t90 ở nhiệt độ
bảo quản với: t90 = 0,1053/K nhiệt độ bảo quản Tuổi thọ
được xác định của bộ kit: là kết quả tuổi thọ có
thời gian ngắn nhất tìm được từ các phương
pháp thử nghiệm được nghiên cứu.
Ứng dụng bộ kit trên mẫu huyết thanh bệnh
nhân(6)
Chúng tôi sử dụng bộ kit pha chế để định
lượng creatinin ở 21 mẫu huyết thanh nội kiểm
tra (IQC: Internal Quality Control) và 327 mẫu
huyết thanh bệnh nhân tại bệnh viện quận 4
So sánh kết quả với bộ kit ngoại nhập (I.S.E -
Italy).
Dùng trắc nghiệm F so sánh 2 phương sai (F
- Test: Paired Two Sample for Variances) và trắc
nghiệm t phương sai bằng nhau hoặc khác nhau
(t - Test: Two - Sample Assuming Equal
Variances) hoặc (t - Test: Two - Sample
Assuming Unequal Variances) để đánh giá sự
khác nhau có ý nghĩa thống kê hay không.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 656
KẾT QUẢ
Thiết kế thực nghiệm và tối ưu hoá quy
trình pha chế bộ kit
Quy trình định lượng creatinin chịu ảnh
hưởng của các yếu tố sau: Acid picric, NaOH,
nồng độ creatinin chuẩn, thời gian đo cuối.
Bảng 1. Các mức của các yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố Mức
Acid picric (mmol/ L) 4,37 15,28 26,2
NaOH (mmol/ L) 120 240 360
Creatinin chuẩn (mg/dL) 1,0 3,5 6,0
Thời gian đo cuối (giây) 60 90 120
Thông số tối ưu: dữ liệu đầu ra của phần
mềm thông minh INForm v3 là các thông số của
quy trình đã được tối ưu hoá, gồm có:
Acid picric = 21,06 mmol/ L
NaOH) = 333,55 mmol/ L
Creatinin chuẩn = 5,41 mg/ dL
Thời gian đo cuối = 104 giây
Thẩm định quy trình tối ưu
Khoảng tuyến tính: 0,4 – 16 mg/dl
Phương trình hồi quy tuyến tính
ŷ= 0,0479x + 0,0031
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0 5 10 15 20
Nồng độ Creatinin (mg/dL)
Độ
h
ấp
th
u
(O
D
50
0)
Đường chuẩn
Hình 1. Đường chuẩn giữa độ hấp thu và nồng độ
Độ đặc hiệu
Bảng 2. Kết quả độ hấp thu trong thử nghiệm độ đặc
hiệu.
Độ hấp thu Mẫu thử Mẫu chuẩn
Mẫu 1 0,0991 0,0994
Mẫu 2 0,0993 0,0997
Độ hấp thu Mẫu thử Mẫu chuẩn
Mẫu 3 0,0990 0,0989
Mẫu 4 0,0993 0,0992
Mẫu 5 0,0988 0,0995
Mẫu 6 0,0982 0,0990
Trắc nghiệm t tương ứng từng cặp (t-Test:
Paired Two Sample for Means) cho thấy sự
không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa giá
trị độ hấp thu của mẫu chuẩn và mẫu thử (| tSta |
= 2,13 < t0,05 = 2,507).
Độ lặp lại
Kết quả đánh giá về độ lặp lại của quy trình
tối ưu được trình bày trong bảng 3 (với nồng độ
creatinin là 5,4 mg/dL).
Bảng 3. Kết quả thực nghiệm về độ lặp lại.
Lần
lặp lại
Nồng độ Creatinin
thực
(mg/dL)
Độ hấp
thu
Nồng độ Creatinin
từ đường chuẩn
(mg/dL)
1 5,4 0,2622 5,47
2 5,4 0,2613 5,39
3 5,4 0,2608 5,31
4 5,4 0,2618 5,50
5 5,4 0,2627 5,42
6 5,4 0,2618 5,43
Từ kết quả bảng 3, chúng tôi tính được CV%
= 1,12% < 5%. Kết quả này cho thấy quy trình tối
ưu có độ lặp lại đạt yêu cầu của một quy trình
phân tích.
Độ chính xác trung gian
Độ hấp thu tương ứng với nồng độ
creatinin chuẩn có nồng độ 5,4 mg/dl của mẫu
được xác định bởi ba kỹ thuật viên bằng ba
máy phân tích hoá học: LCD - Echo,
Humalyzer 2000 và BSA 3000.
Từ kết quả bảng 4, chúng tôi tính được CV%
= 1,07 % < 5%. Kết quả này cho thấy quy trình tối
ưu đạt độ chính xác trung gian.
Bảng 4. Kết quả thẩm định độ chính xác trung gian
Nồng độ creatinin đo được từ
các máy Lần
lặp lại
Nồng độ
Creatinin thực
(mg/dL) LCD -
Echo
Humalyzer
2000 BSA 3000
1 5,4 5,52 5,47 5,43
2 5,4 5,42 5,39 5,54
3 5,4 5,32 5,46 5,48
ŷ = 0,0479x + 0,0031
R2 = 0,9999
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 657
Nồng độ creatinin đo được từ
các máy Lần
lặp lại
Nồng độ
Creatinin thực
(mg/dL) LCD -
Echo
Humalyzer
2000 BSA 3000
4 5,4 5,49 5,41 5,45
5 5,4 5,42 5,35 5,37
Nồng độ creatinin đo được từ
các máy Lần
lặp lại
Nồng độ
Creatinin thực
(mg/dL) LCD -
Echo
Humalyzer
2000 BSA 3000
6 5,4 5,32 5,48 5,46
CV% ở mỗi máy 1,41% 0,87% 0.94%
Độ sao chép lại
Bảng 5. Kết quả thử nghiệm độ sao chép lại
NỒNG ĐỘ CREATININ (mg/dL) CV%
Ngày thử
nghiệm Tên mẫu thử Thử nghiệm
(MS: 8723)
Cùng
phương pháp Cùng nhóm
Cùng
phương pháp Cùng nhóm
26/05/09 EQAS7 - 11 7,17 7,07 7,38 1,39 2,93
30/06/09 EQAS7 - 12 3,59 3,48 3,71 3,06 3,34
28/07/09 EQAS8 - 01 6,22 6,07 6,45 2,41 3,70
25/08/09 EQAS8 - 02 1,21 1,25 1,18 3,31 2,48
29/09/09 EQAS8 - 03 2,80 2,89 2,97 3,21 6,07
27/10/09 EQAS8 - 04 8,02 8,22 8,80 2,49 9,73
Qua bảng phân tích kết quả thử nghiệm độ
sao chép lại của quy trình định lượng creatinin
trong huyết thanh bằng bộ kit, nhận thấy:
- Đối với nhóm có cùng phương pháp thử
nghiệm (động học dựa trên phản ứng Jaffé), kết
quả định lượng creatinin từ bộ kit so với kết quả
trung bình của nhóm này có CV% đều < 5%.
- Đối với nhóm cùng nhóm (cùng nhóm
máy phân tích mẫu), kết quả định lượng
creatinin từ bộ kit so với kết quả trung bình
của nhóm này trong lần 6 so sánh có 2 lần cho
kết quả có CV% > 5%. Vì nhóm này sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau, nên sự phân
tán tương đối rộng. Nhóm này chỉ có giá trị
tham khảo.
Thử nghiệm độ sao chép trên đã xác định
quy trình định lượng creatinin trong huyết
thanh bằng bộ kit đạt độ sao chép theo yêu cầu.
Qua các thử nghiệm về độ lặp lại, độ chính
xác trung gian và độ sao chép lại đã cho thấy
quy trình định lượng creatinin trong huyết
thanh bằng bộ kit nghiên cứu đạt độ chính xác
gồm độ lặp lại, độ chính xác trung gian và độ
sao chép lại.
Độ đúng
Bảng 6. Kết quả thử nghiệm độ đúng
Mức
%
Ei
(mg/dL)
Ai Oi
(mg/dL)
4,3 0,21094 4,33
4,3 0,20854 4,28 80%
4,3 0,20854 4,28
5,4 0,26182 5,39
5,4 0,26566 5,47 100%
5,4 0,26518 5,46
6,5 0,32854 6,78
6,5 0,31942 6,59 120%
6,5 0,32374 6,68
Dựa vào số liệu trên bảng 3, chúng tôi tính
được độ lệch thực nghiệm là B = 1,41% và tỷ lệ
hồi phục F = 102 %. Kết quả này cho thấy quy
trình tối ưu đạt độ đúng đạt theo yêu cầu.
Thử nghiệm độ ổn định của bộ kit
Phương pháp dài hạn
Đánh giá về mặt cảm quan: quan sát qua
những chu kỳ dùng thuốc thử định lượng
creatinin trong 2 lọ R1 và R2 ở cả 3 lô cho thấy
thuốc thử trong, không đổi màu, không xuất
hiện kết tủa. Kết quả xác định nồng độ thay đổi
theo thời gian của phương pháp này được thể
hiện ở bảng sau
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 658
Bảng 7. Sự thay đổi nồng độ theo thời gian
(phương pháp dài hạn).
Nồng độ creatinin
Chu kỳ
Lô 1 Lô 2 Lô 3
Bắt đầu 2,047 2,022 2,027
3 tháng 2,035 2,010 2,020
6 tháng 2,017 1,999 2,000
9 tháng 2,001 1,988 1,990
12 tháng 1,987 1,977 1,976
Với sự hỗ trợ của phần mềm Excel, chúng tôi
thiết lập được các đường tuyến tính liên quan
giữa thời gian bảo quản và nồng độ (ln[C]). Từ
đó xác định tuổi thọ ở mỗi lô bộ kit theo phương
pháp dài hạn:
Bảng 8.Tuổi thọ theo phương pháp dài hạn.
Lô 1 Lô 2 Lô 3
42 tháng 56 tháng 48 tháng
Phương pháp già hóa cấp tốc
Áp dụng phương trình Van’t Hoff tính tuổi
thọ bộ kit
Điều kiện 250C có hệ số Van’t Hoff k = 22.
Tuổi thọ của 3 lô bộ kit là
Bảng 9. Tuổi thọ của bộ kit ở 250C
Lô 1 Lô 2 Lô 3
52 tháng 59 tháng 55 tháng
Điều kiện 400C có hệ số Van’t Hoff k = 23,5.
Tuổi thọ của 3 lô bộ kit tìm được ở bảng sau:
Bảng 10. Tuổi thọ của bộ kit ở 400C
Lô 1 Lô 2 Lô 3
51 tháng 56 tháng 54 tháng
Áp dụng phương trình Arrhenius tính tuổi
thọ bộ kit
Bảng 11.Tuổi thọ của bộ kit tính theo phương trình
Arrhenius
Nhiệt