Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị cắt thận mất chức năng có biến chứng bằng phẫu thuật
nội soi tại Bệnh viện Trung Ương Huế trong thời gian từ năm 2010 đến 2012.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 34 trường hợp cắt thận mất chức năng có biến chứng tại khoa
Ngoại Thận Tiết niệu và khoa Ngoại Tổng Hợp Bệnh viện Trung Ương Huế được phẫu thuật nội soi sau phúc
mạc và xuyên phúc mạc.
Kết quả: Tuổi trung bình là 55,9 ± 12,5. Nữ có 25 bệnh nhân (73,53%). Nam có 9 bệnh nhân (26,47%).
Nguyên nhân gây thận mất chức năng do sỏi niệu chiếm 82,36%. Vị trí thận cắt bỏ: thận phải 17 trường hợp
(50%). Thận trái 17 trường hợp (50%). Thời gian mổ trung bình: sau phúc mạc: 121,58 ± 35,01 phút, xuyên
phúc mạc: 156,01 ± 44,85 phút. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 6,37 ± 1,12 ngày (sau phúc mạc) và 7,87
± 1,55 ngày (xuyên phúc mạc). Tỷ lệ chuyển sang mổ mở là 11,8%. Có 1 trường hợp tràn khí dưới da sau mổ
chiếm 2,94%.
Kết luận: Phẫu thuật cắt thận nội soi là phương pháp an toàn, hiệu quả, giúp bệnh nhân hồi phục sớm sau
mổ.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị cắt thận mất chức năng có biến chứng bằng phẫu thuật nội soi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 259
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CẮT THẬN MẤT CHỨC NĂNG
CÓ BIẾN CHỨNG BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
Hoàng Văn Tùng *, Nguyễn Duy Khánh**, Trần Ngọc Khánh**, Phạm Ngọc Hùng**,
Trương Văn Cẩn**, Lê Đình Khánh*, Nguyễn Văn Thuận**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị cắt thận mất chức năng có biến chứng bằng phẫu thuật
nội soi tại Bệnh viện Trung Ương Huế trong thời gian từ năm 2010 đến 2012.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 34 trường hợp cắt thận mất chức năng có biến chứng tại khoa
Ngoại Thận Tiết niệu và khoa Ngoại Tổng Hợp Bệnh viện Trung Ương Huế được phẫu thuật nội soi sau phúc
mạc và xuyên phúc mạc.
Kết quả: Tuổi trung bình là 55,9 ± 12,5. Nữ có 25 bệnh nhân (73,53%). Nam có 9 bệnh nhân (26,47%).
Nguyên nhân gây thận mất chức năng do sỏi niệu chiếm 82,36%. Vị trí thận cắt bỏ: thận phải 17 trường hợp
(50%). Thận trái 17 trường hợp (50%). Thời gian mổ trung bình: sau phúc mạc: 121,58 ± 35,01 phút, xuyên
phúc mạc: 156,01 ± 44,85 phút. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 6,37 ± 1,12 ngày (sau phúc mạc) và 7,87
± 1,55 ngày (xuyên phúc mạc). Tỷ lệ chuyển sang mổ mở là 11,8%. Có 1 trường hợp tràn khí dưới da sau mổ
chiếm 2,94%.
Kết luận: Phẫu thuật cắt thận nội soi là phương pháp an toàn, hiệu quả, giúp bệnh nhân hồi phục sớm sau
mổ.
Từ khóa: Cắt thận qua phẫu thuật nội soi, có biến chứng, thận mất chức năng.
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC NEPHRECTOMY IN TREATMENT OF COMPLICATED NON FUNCTIONING
KIDNEY
Hoang Van Tung, Nguyen Duy Khanh, Tran Ngoc Khanh, Pham Ngoc Hung, Truong Van Can,
Le Đinh Khanh, Nguyen Van Thuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 259 - 264
Introduction and Objectives: To assess the results of treatment of laparoscopic nephrectomy for
complicated non functioning kidney at Hue Central Hospital.
Materials and Methods: We present 34 cases of laparoscopic nephrectomy for complicated non functioning
kidney at Urologic Department and General Surgical Derpatment of Hue Central Hospital.
Results: They are 9 (26.47%) males and 25 (73.53%) female patients. mean of age: 55.9 ± 12.5 years
old (28-79). Common cause of non functioning kidney is urologic calculus (82.36%). Location of removed
kidney: 17 right nephrectomy cases (50%). 17 left nephrectomy cases (50%). Mean operating time:
retroperitoneal nephrectomy: 121.58 ± 35.01 minutes. transperitoneal nephrectomy: 156.01 ± 44.85
minutes. Mean postoperative hospital stay : 7.03 days (4-11). Conversion from laparoscopic to open
surgery: 4 cases (11.76%). Postoperative complication: 2.94%.
Conclusions: The laparoscopic nephrectomy is a safe efflective method. helping patient to restore soon in
* Trường Đại Học Y Dược Huế ** Bệnh viện Trung Ương Huế
Tác giả liên lạc: PGS TS Hoàng Văn Tùng ĐT: 0913594851 Email: tunghoahue@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 260
post operative time.
Key words: Laparoscopic nephrectom, complicated, non functioning kidney.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thận mất chức năng là hậu quả của nhiều
bệnh lý khác nhau như : bệnh lý khúc nối bể
thận niệu quản, sỏi thận, sỏi niệu quản, lao thận,
teo thận bẩm sinh, chấn thương thận, niệu quản,
tăng huyết áp do mạch máu thận, tắc niệu quản
sau mổ.(1,6,7). Ở Việt Nam, nguyên nhân hay
gặp nhất là do sỏi thận, sỏi niệu quản.
Phẫu thuật cắt thận đã được Erastus Wolcott
và Charler Stoddard thực hiện lần đầu vào năm
1861(11). Hiện nay ở một số trung tâm trên thế
giới, mổ mở cắt thận đã được thay thế bằng
phẫu thuật nội soi.
Vào năm 1990, Clayman và cộng sự thực
hiện ca cắt thận nội soi đầu tiên bằng đường qua
ổ bụng(4,3). Sau đó 3 năm, Gaur thực hiện cắt thận
qua nội soi sau phúc mạc(1,2). Sau đó, nhiều
trung tâm đã kiểm chứng lại tính hữu ích của
nội soi trong việc tiếp cận bệnh lý của thận, đặc
biệt là các trường hợp thận mất chức năng và đã
chấp nhận sử dụng phương pháp này.
Tại Việt Nam, với sự phát triển của phẫu
thuật nội soi, hầu hết các thao tác mổ mở trong
niệu khoa đều có thể thực hiện được qua phẫu
thuật nội soi. Tại Bệnh viện Trung Ương Huế
bắt đầu áp dụng kỹ thuật cắt thận nội soi vào
năm 2001. Mãi đến đầu năm 2010 chúng tôi mới
tiến hành triển khai rộng rãi kỹ thuật này. Một
số các cơ sở y tế lớn ở Việt Nam cũng áp dụng
phẫu thuật này từ rất sớm. Tuy nhiên đây là một
phẫu thuật khó, cho đến nay vẫn còn nhiều vấn
đề còn tranh luận như chỉ định, kỹ thuật Do
vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục
tiêu đánh giá kết quả điều trị cắt thận mất chức
năng có biến chứng bằng phẫu thuật nội soi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 34 bệnh nhân được chẩn đoán xác định
là thận mất chức năng có biến chứng và được
điều trị cắt thận bằng phẫu thuật nội soi tại
Bệnh viện Trung Ương Huế từ năm 2010 đến
tháng 4 năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Các bệnh nhân vào viện được ghi nhận các
thông tin: tuổi, giới, lý do nhập viện, tiền sử
niệu khoa trước đó, được thăm khám lâm sàng
và làm các xét nghiệm cận lâm sàng như ure,
creatinin máu; siêu âm hệ tiết niệu; chụp hệ tiết
niệu không chuẩn bị; chụp niệu đồ tĩnh mạch
(UIV); CT scan; xạ hình thận.
Phương pháp phẫu thuật
- Dụng cụ phẫu thuật: bộ nội soi kinh điển,
clip, hemalock.
- Tất cả bệnh nhân được gây mê toàn thân.
- Có hai đường tiếp cận để phẫu thuật cắt
thận nội soi là xuyên phúc mạc và sau phúc
mạc. Đối với những bệnh nhân thận ứ nước đơn
thuần, thận lớn vừa phải, tiên lượng thận ít viêm
dính chúng tôi lựa chọn đường sau phúc mạc.
Còn đối với những bệnh nhân thận ứ mủ, tiên
lượng thận viêm dính nhiều chúng tôi lựa chọn
đường xuyên phúc mạc.
- Kỹ thuật cắt thận nội soi sau phúc mạc
+ Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng như trong
mổ mở kinh điển, bàn mổ gấp khoảng 300 tại
vùng hông.
+ Tạo khoang sau phúc mạc và đặt trocarts:
chúng tôi tiến hành rạch da khoảng 1,5cm phía
trên mào chậu ở đường nách giữa, dùng kelly
tách cân cơ vào khoang sau phúc mạc. Đặt một
ngón cuả găng tay phẫu thuật nối với ống thông
dạ dày vào khoang sau phúc mạc và bơm
khoảng 300 - 350 ml khí trời để bóc tách khoang
sau phúc mạc. Đặt trocart 10mm ở vị trí này cho
camera và bơm CO2. Đặt tiếp các trocarts còn lại
dưới sự quan sát của camera.
+ Bộc lộ và xử lý cuống thận: trong trường
hợp thận ứ nước nhiều chúng tôi mở xả xẹp
thận để tạo không gian làm việc. Kẹp động
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 261
mạch và tĩnh mạch thận bằng hemolock và clip
trước khi cắt rời.
Hình 1: Vị trí đặt các trô ca trong cắt thận nội soi sau
phúc mạc.
+ Giải phóng thận và cắt niệu quản: phẫu
tích tìm niệu quản, kẹp và cắt niệu quản bằng
clip. Sau đó giữ vào niệu quản để nâng thận lên.
Tiếp tục tiến hành giải phóng thận tự do.
+ Lấy thận ra ngoài qua đường rạch xiên
hông xuất phát từ lỗ trocart khoảng 3-4 cm. Đặt
một ống dẫn lưu vào hố thận, khâu lại các lỗ
trocarts, đóng thành bụng.
- Kỹ thuật cắt thận nội soi xuyên phúc mạc:
+ Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng khoảng 45
- 600, gối đặt sau lưng bệnh nhân, bàn mổ gấp ở
vùng hông.
Hình 2: Vị trí đặt các trô ca trong cắt thận nội soi qua
phúc mạc
+ Đặt trocarts : trocart đầu tiên đặt ở rốn
(10mm) cho camera. Bơm hơi ổ phúc mạc và tiếp
tục đặt các trocarts còn lại. Vị trí trocarts có thể
thay đổi sao cho phẫu thuật viên cảm thấy thoải
mái trong khi thao tác, thường ở dọc theo bờ
sườn, cách khoảng 2- 3cm.
+ Giải phóng đại tràng: thận trái và phải,
tương ứng với đại tràng xuống và đại tràng lên
bằng cách rạch vào mạc Told dọc theo trục của
kết tràng. Các bước tiếp theo giống như cắt thận
sau phúc mạc.
Chúng tôi ghi nhận thời gian phẫu thuật,
số lượng máu mất, các tai biến và biến chứng,
những trường hợp thất bại phải chuyển sang
mổ mở.
Theo dõi sau mổ: thời gian trung tiện, thời
gian rút ống dẫn lưu, thời gian nằm viện sau
mổ, các biến chứng sớm sau mổ.
Hình 3: Thận ứ nước mất chức năng do sỏi niệu quản Hình 4: Thận mất chức năng do sỏi đài bể thận
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 262
Hình 5: Thận ứ mủ mất chức năng (a,b).
KẾT QUẢ
Tuổi
Tuổi trung bình là 55,9 ± 12,5 (nhỏ nhất là 28
tuổi, lớn nhất là 79 tuổi).
Giới
Nữ có 25 bệnh nhân (73,5%), nam có 9 bệnh
nhân (26,8%). Tỷ lệ nữ/nam là 2,78.
Lý do nhập viện và tiền sử niệu khoa
Chủ yếu là đau vùng hông lưng chiếm
85,3%. Bệnh nhân không có tiền sử mắc bệnh
hay phẫu thuật ở thận cùng bên chiếm 55,9%.
Nồng độ ure, creatinin máu
Tất cả bệnh nhân đều trong giới hạn bình
thường.
UIV và xạ hình thận
Có 27 trường hợp được chụp UIV thấy thận
không ngấm thuốc sau 120’ (79,8%), 100% xạ
hình thận thấy chức năng thận dưới 10%.
Thận bên cắt bỏ
Thận phải 17 trường hợp (50%), thận trái 17
trường hợp (50%).
Giải phẫu bệnh
100% trường hợp viêm thận mạn.
Bảng 1 : Siêu âm và chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
Thận ứ nước Thận ứ mủ Thận teo Tổng
Siêu âm và ASP
n % n % n % n %
Sỏi niệu quản 17 50 1 2,9 0 0 18 52,9
Sỏi bể thận 4 11,8 0 0 1 2,9 5 14,7
Sỏi đài bể thận 4 11,8 0 0 1 2,9 5 14,7
Không thấy sỏi cản quang 3 8,9 1 2,9 2 5,9 6 17,7
Tổng 28 82,5 2 5,8 4 11,7 34 100
Bảng 2: Nguyên nhân gây thận mất chức năng
Nguyên nhân n %
Sỏi niệu quản 18 53
Sỏi bể thận 5 14,7 Sỏi niệu
Sỏi đài bể thận 5 14,7
Bệnh lý khúc nối 1 2,9
Tắc niệu quản 2 5,9
Trào ngược BQ – NQ 1 2,9
Teo thận 2 5,9
Tổng cộng 34 100
Bảng 3: Thời gian phẫu thuật và diễn biến trong mổ
Đặc điểm Cắt thận sau phúc mạc
Cắt thận xuyên
phúc mạc
p
Đặc điểm Cắt thận sau phúc mạc
Cắt thận xuyên
phúc mạc
p
Số bệnh nhân 19 15 -
Số lượng trocart 3-4 3-4 -
Thời gian phẫu thuật
(phút) 121,58 ± 35,01 156,01 ± 44,85
<
0,05
Tai biến trong mổ
(trường hợp) 3 5 -
Chuyển mổ mở
(trường hợp) 2 2 -
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 263
Bảng 4: Kết quả sau mổ
Kết quả sau mổ
Cắt thận sau
phúc mạc
Cắt thận
xuyên phúc
mạc
p
Thời gian rút ống dẫn
lưu (giờ) 34,58 ± 9,03 38,33 ± 12,05 > 0,05
Thời gian phục hồi
lưu thông tiêu hóa
(giờ)
22,42 ± 7,07 29,47 ± 6,39 < 0,01
Biến chứng sau mổ
(trường hợp) 0 1 > 0,05
Thời gian đau sau
mổ (ngày) 2,26 ± 0,73 2,47 ± 0,83 > 0,05
Thời gian điều trị sau
mổ (ngày) 6,37 ± 1,12 7,87 ± 1,55 < 0,01
BÀN LUẬN
Do chúng tôi mới triển khai kỹ thuật cắt
thận nội soi nên đối với những trường hợp có
phẫu thuật vùng hông cùng bên trước đó
hoặc có triệu chứng nhiễm trùng tái diễn
nhiều lần, thận ứ mủ chúng tôi tiên lượng
thận viêm dính nhiều với các tổ chức xung
quanh, khó bộc lộ được cuống thận nên đã
chủ động cắt thận bằng mổ mở. Chủ yếu chỉ
định cho những trường hợp thận ứ nước mất
chức năng hoặc thận teo. Tuy nhiên có những
trường hợp thận ứ mủ không được xác định
trước mổ thì chúng tôi cũng tiến hành bằng
nội soi nhưng tỷ lệ gặp tai biến cao. Vũ Lê
Chuyên (2004), Hoàng Long (2005), Nguyễn
Phúc Cẩm Hoàng (2006) báo cáo cắt thận nội
soi do lao, thận ứ mủnhững bệnh nhân này
thận thường dính vì vậy quá trình bộ lộ thận
gặp nhiều khó khăn(1,8,12).
Cắt thận nội soi có 2 đường tiếp cận: sau
phúc mạc và xuyên phúc mạc. Đường qua phúc
mạc được xem là cách tiếp cận cổ điển trong cắt
thận nội soi. Ưu điểm chính của đường này là
khoảng không gian làm việc rộng, trường nhìn
tốt và các mốc giải phẫu rõ ràng. Những thuận
lợi này quan trọng khi thận lớn hoặc bị viêm
dính. Trong khi đó đường vào sau phúc mạc thì
phẫu trường hẹp hơn, mốc giải phẫu ít rõ ràng
nên khó thực hiện khi thận lớn hoặc viêm dính
nhiều, đặc biệt với những người mới bắt đầu tập
sự. Nhưng đường sau phúc mạc lại phù hợp với
phẫu thuật tiết niệu hơn và khắc phục được
những nhược điểm của đường xuyên phúc
mạc(2,10). Vì những lý do trên mà chúng tôi lựa
chọn 19 trường hợp sử dụng đường sau phúc
mạc (55,9%) và 15 trường hợp xuyên phúc
mạc (44,1%). Hơn nữa việc lựa chọn đường
tiếp cận này còn phụ thuộc vào thói quen và
học tập của phẫu thuật viên. Theo Đỗ Trường
Thành (2010), có 25/86 trường hợp cắt thận
sau phúc mạc (29,1%), qua ổ phúc mạc 61/86
trường hợp (70,9%). Vì đa số các bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu này thận ứ nước mức
độ nặng, thận giãn to và kinh nghiệm của
PTV còn hạn chế(5).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian
phẫu thuật trung bình của đường sau phúc mạc
là 121,58 phút, còn xuyên phúc mạc là 156,01
phút. Sở dĩ thời gian phẫu thuật xuyên phúc
mạc dài hơn (p < 0,05) là do những bệnh nhân
thực hiện qua đường này phải mất thời gian giải
phóng đại tràng, thận có thận kích thước lớn
hơn, viêm dính nhiều hơn, khả năng thận ứ mủ
cao hơn. Kết quả này cũng phù hợp với các tác
giả Đỗ Trường Thành (2010), McDougall
(1996)(5,9). Chúng tôi phẫu thuật càng về sau thì
thời gian càng rút ngắn lại. Và kết quả điều trị
sau mổ như thời gian phục hồi lưu thông tiêu
hóa và thời gian điều trị sau mổ của cắt thận sau
phúc mạc nhanh hơn và ngắn hơn so với cắt
thận xuyên phúc mạc với p < 0,01.
Tỷ lệ chuyển sang mổ mở là 11,76% gặp ở 4
trường hợp : 1 trường hợp chảy máu không cầm
được, 1 trường hợp thận teo nhỏ không tìm thấy
thận và 2 trường hợp thận viêm dính nhiều với
tổ chức xung quanh không khống chế được
cuống thận. Do đó chúng tôi phải chuyển sang
mổ mở để cắt thận. Không có trường hợp nào
tổn thương các cơ quan nội tạng và xảy ra biến
chứng sau mổ như tụ máu dưới da, đau thần
kinh cơ, nhiễm trùng lỗ vết mổ, thoát vị lỗ
trocarts. Có 1 trường hợp xuất hiện tràn khí
dưới da sau mổ chiếm 2,94%. Theo Trương
Thanh Tùng (2010), tỷ lệ chuyển sang mổ mở là
3,08%(14). Tỷ lệ tai biến – biến chứng gặp 14,62%,
Rodrigo S. Q (2006), tỷ lệ chuyển sang mổ mở là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 264
9%(14). Theo Ressweiler (1998) nghiên cứu 14
trung tâm trên 482 trường hợp cắt thận nội soi
(444 trường hợp cắt thận lành tính) cho thấy tỷ
lệ chuyển sang mổ mở là 10,3%, tỷ lệ tai biến –
biến chứng là 6%(15). Qua các nghiên cứu, nhiều
tác giả cho rằng tỷ lệ tai biến, biến chứng trong
cắt thận qua nội soi nói chung tăng lên trong các
nhóm bệnh nhân có tiền sử mổ cũ, thận bị
nhiễm trùng mạn tính từ trước, viêm thận bể
thận u hạt vàng hay lao thận.Trong nghiên cứu
này, do chúng tôi mới triển khai thực hiện nên
những bệnh nhân có tiền sử vết mổ cũ cùng bên,
thận ứ mủ được xác định trước mổ chúng tôi
chủ động mổ mở ngay từ đầu. Tuy nhiên những
trường hợp nhiễm trùng trước đó, thận ứ mủ
được xác định trong lúc mổ thì tỷ lệ thất bại cao.
KẾT LUẬN
Qua kinh nghiệm 34 trường hợp phẫu thuật
cắt thận nội soi. chúng tôi nhận thấy đây là một
phương tiện điều trị hiệu quả và an toàn trong
những trường hợp thận mất chức năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrei N., Yoram M., Juza C (2005). Laparoscopic
Nephrectomy: Initial Experience in Israel with 110 Cases. IMAJ;
7: pp. 431–434.
2. Camey M. Denis M (1969). Intéret de la scinitigra phic pour
l’appreciation de la valeur fonetionnelle du rein dans
l’hydronephrose. F.d’u rol. pp.25
3. Cheung MC, Lee FCF, Chu SM, Leung YL (2005). Laparoscopic
nephrectomy: an early experience at Queen Mary Hospital.
Hong Kong Med J. 11. pp. 7-11
4. Clayman RV, Kavoussi LR, Soper NJ et al (1990). Laparoscopic
nephrectomy: initial case report. J Urol. 146. pp. 278-82.
5. Đỗ Trường Thành. Lê Nguyên Vũ. Vũ Nguyễn Khải Ca. Hoàng
Long. Nguyễn Quang (2010). Kết quả cắt thận mất chức năng
bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Việt Đức – nhân 86 trường
hợp. Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 375. Phụ bản số 2. tr.250-254.
6. Dương Văn Trung. Trần Quốc Anh (2008). Kết quả bước đầu cắt
thận mất chức năng do sỏi qua nội soi sau phúc mạc. Y Học TP.
Hồ Chí Minh, Tập 12, Phụ bản của Số 4. tr. 154 ‐ 156.
7. Gupta N.P. Gautam G (2005). Laparoscopic Nephrectomy For
Benign Non Functioning Kidneys. J Min Access Surg. pp. 149-
154.
8. Hoàng Long. Trần Bình Giang. Vũ Nguyễn Khải Ca. Nguyễn
Đức Tiến. Lê Việt Khánh. Nguyễn Quang (2005). Cắt thận nội
soi qua phúc mạc nhân 15 trường hợp mổ tại bệnh viện Việt
Đức. Y học Việt Nam. tr.25-30.
9. McDougall E.M. Clayman R.V (1996). Laparoscopic
nephrectomy for benign disease: comparison of the
transperitoneal and retroperitoneal approaches. J Endourol. 10.
pp. 45-49.
10. Nguyễn Hoàng Đức. Nguyễn Hoàng Bắc (2004). Những kinh
nghiệm ban đầu tại bệnh viện Đại học Y Dược khi áp dụng phẫu
thuật nội soi ổ bụng trong Niệu khoa. Y học TP. Hồ Chí Minh.
Tập 8. phụ bản của số 1. tr.167-172.
11. Nguyễn Hoàng Đức. Vũ Lê Chuyên (2004). Phẫu thuật mổ mở
cắt thận mất chức năng: kinh nghiệm qua 197 trường hợp tại
bệnh viện Bình Dân. Y học TP Hồ Chí Minh. Tập 8. Phụ bản của
số 2. tr.79-83.
12. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Ân,
Nguyễn Tế Kha, Ngô Đại Hải, Trần Thượng Phong, Trần
Quang Phúc (2005). Cắt thận nội soi sau phúc mạc trong thận
mất chức năng do bệnh lý thận lành tính: kinh nghiệm ban đầu
qua 24 trường hợp. Y học Việt Nam. tr.39-47.
13. Nguyễn Tiến Đệ. Phạm Phú Phát. Trần Ngọc Khắc Linh. Đỗ
Lệnh Hùng (2010). Phẫu thuật nội soi một vết mổ cắt thận:
những kinh nghiệm ban đầu. Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 14.
Phụ bản của Số 1. tr. 38-43.
14. Quintela R.S. et al (2006). Retroperitoneoscopic Nephrectomy in
Benign Pathology. International Braz J Urol. Vol. 32 (5). pp. 521-
528.
15. Rassweiler J, Fornara P (1998). Laparoscopic nephrectomy: the
experience of the laparoscopy working group of the german
urologic association. The Journal of Urology. Volume 160. Issue
1. pp. 18-21.
16. Trương Thanh Tùng. Vũ Nguyễn Khải Ca (2010). Tai biến –
biến chứng trong phẫu thuật nội soi cắt thận đơn thuần. Tạp chí
Y học Việt Nam. Tập 375. Phụ bản số 2. tr.327-330.
17. Vũ Lê Chuyên và cộng sự (2004). Những kinh nghiệm qua 40
trường hợp cắt thận bệnh lý qua nội soi ổ bụng. Y học Việt Nam.
tr.33-38.