Mục tiêu: trình bày đặc điểm lâm sàng và siêu âm trong xoắn mấu phụ tinh hoàn.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca
Kết quả: 4 bệnh nhi tuổi trung bình 7,2(4-10 tuổi), thời gian đau vùng bìu 3,7 ngày, sốt 0/4, nôn ói 0/4,
phản xạ da bìu (-) 3/3, da bìu phù nề đỏ 4/4. Hình ảnh siêu âm: nodule echo dày cạnh tinh hoàn 4/4, mào tinh to
3/4, tràn dịch tinh mạc phản ứng 3/4, tinh hoàn có kích thước và cấu trúc siêu âm bình thường 4/4, tưới máu
tinh hoàn (+) 4/4. Chẩn đoán siêu âm xoắn mấu phụ tinh hoàn chính xác trước mổ 4/4.
Kết luận: Xoắn mấu phụ tinh hoàn có thể chẩn đoán chính xác trước mổ dựa trên những dấu hiệu siêu âm
và siêu âm Doppler, có thể xác định hoặc loại trừ xoắn tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn mào tinh.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân bốn trường hợp xoắn mấu phụ tinh hoàn được phẫu thuật: Đặc điểm lâm sàng và siêu âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 33
NHÂN BỐN TRƯỜNG HỢP XOẮN MẤU PHỤ TINH HOÀN
ĐƯỢC PHẪU THUẬT: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM
Nguyễn Hữu Chí*, Lê Cẩm Thạch*, Lê Thanh Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: trình bày đặc điểm lâm sàng và siêu âm trong xoắn mấu phụ tinh hoàn.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca
Kết quả: 4 bệnh nhi tuổi trung bình 7,2(4-10 tuổi), thời gian đau vùng bìu 3,7 ngày, sốt 0/4, nôn ói 0/4,
phản xạ da bìu (-) 3/3, da bìu phù nề đỏ 4/4. Hình ảnh siêu âm: nodule echo dày cạnh tinh hoàn 4/4, mào tinh to
3/4, tràn dịch tinh mạc phản ứng 3/4, tinh hoàn có kích thước và cấu trúc siêu âm bình thường 4/4, tưới máu
tinh hoàn (+) 4/4. Chẩn đoán siêu âm xoắn mấu phụ tinh hoàn chính xác trước mổ 4/4.
Kết luận: Xoắn mấu phụ tinh hoàn có thể chẩn đoán chính xác trước mổ dựa trên những dấu hiệu siêu âm
và siêu âm Doppler, có thể xác định hoặc loại trừ xoắn tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn mào tinh.
Từ khóa: xoắn, mấu phụ tinh hoàn, siêu âm.
ABSTRACT
TORSION OF A TESTICULAR APPENDAGE: CLINICAL AND SONOGRAPHIC FINDINGS
Nguyen Huu Chi, Le Cam Thach, Le Thanh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 33 - 37
Objectives: The purpose of this study is to present the clinical and sonographic findings of torsion of a
testicular appendage in children.
Materials and methods: We reviewed all cases of torsion of testicular appendage operated in our hospital
and having preoperative ultrasound.
Results: 4 patient’s mean ages 7.2 (4-10 years old), pain duration 3.7 days, neither fever nor vomiting,
negative cremasteric reflex 3/3, scrotal skin thickening 4/4. Sonographic findings: hyperechoic paratesticular
nodule 4/4, epididymal enlargement ¾, reactive hydrocele ¾, normal size testicle and positive testicular
vascularity 4/4. Preoperative ultrasound diagnosed exactly a torsion of a testicular appendage 4/4.
Conclusion: Torsion of a testicular appendage can be diagnosed exactly based on sonographic signs and
color doppler ultrasound can define or exclude a testicular torsion or an epididymitis.
Keywords: Torsion, testicular appendage, sonographic imaging.
MỞ ĐẦU
Sưng đau vùng bìu cấp ở trẻ em khá thường
gặp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
như xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn mào tinh,
xoắn mấu phụ tinh hoàn, thoát vị bẹn
nghẹtnhưng cần cảnh giác với xoắn tinh hoàn,
một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, cần can thiệp
sớm trong 6 giờ đầu, cơ may cứu được tinh
hoàn cao, tới 90%. Tuy nhiên, xoắn mấu phụ
tinh hoàn, có thể cho bệnh cảnh lâm sàng giống
xoắn tinh hoàn, nhưng điều trị chủ yếu nội
khoa. Nhân bốn trường hợp xoắn mấu phụ tinh
hoàn, được chẩn đoán siêu âm chính xác trước
mổ, nhưng bệnh cảnh lâm sàng nghi ngờ xoắn
tinh hoàn nên được phẫu thuật, chúng tôi muốn
* BV Nhi đồng I
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Hữu Chí, ĐT: 0989986570 Email: dr_huuchi@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 34
mô tả đặc điểm lâm sàng và siêu âm doppler
màu, để có thể góp phần chẩn đoán và tránh can
thiệp ngoại khoa quá mức.
CA LÂM SÀNG
Ca 1.Bệnh nhi N.Q.T 9 tuổi. SHS 104267/11.
Vào viện lúc 18h30 ngày 25/03/2011 vì đau vùng
bìu phải. Bé khởi phát đau từ 4 ngày nay, ngày
càng tăng, không sốt, không ói, tiêu tiểu bình
thường. Thăm khám thấy vùng bìu sưng đỏ,
phản xạ da bìu (-). Bạch cầu máu bình thường.
Siêu âm ghi nhận nodule echo dày cạnh mào
tinh d=6mm, mào tinh hơi to, echo kém nhẹ có
tăng tưới máu (H1.1.H.1.2). Tinh hoàn hai bên kích
thước, cấu trúc đồng dạng. Có ít dịch tinh mạc,
dạng dịch thuần nhất. Chẩn đoán siêu âm trước
mổ: không thấy dấu gợi ý viêm hoặc xoắn tinh
hoàn. Xoắn mấu phụ tinh hoàn phải. Bé được
can thiệp phẫu thuật, ghi nhận tinh hoàn phải
hồng hào, cạnh mào tinh phải có mẫu mô xoắn
hoại tử tím, nghĩ xoắn mấu phụ tinh hoàn phải.
Cắt phần mô hoại tử tím. Chẩn đoán sau mổ:
xoắn hoại tử mấu phụ mào tinh phải.
Hình 1: Nodule echo dày giữa tinh hoàn và mào tinh
phải. Có ít dịch tinh mạc phản ứng
Hình 2: Tưới máu tinh hoàn (+), tăng tưới máu mào
tinh
Hình 3: Hình đại thể xoắn mấu phụ tinh hoàn.
Ca.2: Bé N.L.T.K. 4 tuổi. Số HS 342896/09.
vào viện lúc 11h15 ngày 13/5/2010.
Lý do nhập viện vì sưng đau vùng bìu trái.
Khởi phát đau từ 3 ngày trước, không sốt, tiêu
tiểu bình thường, đến ngày thứ ba, mẹ phát hiện
bìu trái sưng đỏ, đau, nên khám và nhập viện.
sinh hiệu và tiền căn không ghi nhận gì đặc biệt.
Thăm khám ghi nhận bìu trái sưng đỏ, tinh hoàn
trái sờ đau. Tinh hoàn phải trong bìu. Công thức
máu, bạch cầu 10.470 (N:67,9%, L: 30%).
Siêu âm ghi nhận tinh hoàn phải
d=8x15,2mm, tinh hoàn trái 9,3x15mm, cấu trúc
tinh hoàn đồng dạng, giữa tinh hoàn và mào
tinh trái, có nodule echo dày 5mm. Tưới máu
tinh hoàn và mào tinh bên trái (+). Có ít dịch
tinh mạc. Chẩn đoán xoắn mấu phụ tinh hoàn
trái. Do lâm sàng bìu sưng đỏ và sờ đau, nên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 35
không loại trừ xoắn tinh hoàn, quyết định mổ
(Hình 5). Chẩn đoán sau mổ xoắn mấu phụ tinh
hoàn trái.
Hình 4: Nodule cạnh tinh hoàn trái (->)
Tinh hoàn cấu trúc đồng dạng
Hình 5: Hình đại thể mấu phụ tinh hoàn xoắn hoại tử
đen
Ca 3. Bé V.N.D T, 10 tuổi. SHS 173646/11.
Vào viện lúc 16h ngày 28/04/2011. Lý do nhập
viện vì sưng đau vùng bìu (P) từ 3 ngày nay,
không sốt, không ói, tiêu tiểu bình thường.
Khám thấy bìu phải sưng đỏ, phù nề, tinh hoàn
phải sưng đau. Hình ảnh siêu âm ghi nhận tinh
hoàn (P) d = 13,8 x 20 mm, (T) d = 11,2 x 21,6
mm. Tràn dịch tinh mạc bên (P), ít fibrin. Phù nề
da bìu bên (P). Giữa tinh hoàn- mào tinh (P) có
nodule echo dày không đồng nhất d=6,3 x 10,9
mm. Tăng tưới máu tinh hoàn và mào tinh.
Kết luận: Hiện không thấy dấu gợi ý viêm
hoặc xoắn tinh hoàn. Xoắn mấu phụ tinh hoàn
(P). Do lâm sàng nghĩ xoắn tinh hoàn, nên bé
được can thiệp phẫu thuật và ghi nhận có 5cc
dịch lẫn máu cũ. Tinh hoàn và mào tinh bình
thường. Phần phụ mào tinh d=3mm, xoắn đen.
Cắt phần phụ bị xoắn.
Hình 6: Bìu phải sưng nhẹ, da bìu phù nề đỏ
Hình 7: nodule giữa tinh hoàn và mào tinh, trung
tâm echo kém, vòng ngoại vị echo dày.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 36
Hình 8: Tưới máu tinh hoàn(+)
Không tưới máu trong nodule
Ca 4. Bé Đ.T.M.T, 6 tuổi. SHS 437499/10. Vào
viện lúc 9h30 ngày 29/04/2011. Lý do nhập viện
vì sưng đau vùng bìu phải từ 5 ngày nay, không
sốt, tiêu tiểu bình thường. Bé được khám và
điều trị phòng khám tư với cefixime và giảm
đau., không giảm nhập viện. Thăm khám lúc
nhập viện ghi nhận bìu phải sưng nhẹ, hơi đỏ,
đau. Công thức máu, bạch cầu 9870 (N:53,3%, L:
41,5%). Chẩn đoán theo dõi xoắn tinh hoàn.
Hình 9: Cấu trúc tinh hoàn đồng dạng Mào tinh
hơi to. Ít dịch tinh mạc.
Siêu âm ghi nhận phù nề da bìu, tràn dịch
tinh mạc (P). Tinh hoàn (P) d=10,6x15mm, (T)
d=9x15,3mm. Cấu trúc tinh hoàn đồng dạng.
Tưới máu tinh hoàn, mào tinh (+). Mào tinh (P)
hơi to d=6,5mm. Ở khoảng giữa tinh hoàn, mào
tinh (P) có 1 nodule echo dày, có đường viền
echo kém d=4mm. Kết luận: Hiện không thấy
dấu gợi ý viêm hoặc xoắn tinh hoàn. Xoắn mấu
phụ tinh hoàn (P). Do lâm sàng nghi ngờ xoắn
tinh hoàn, bé được can thiệp phẫu thuật và xác
định mấu phụ tinh hoàn phải, xoắn hoại tử đen.
Hình 10: Nodule echo dày cạnh mào tinh
Hình 11: Tưới máu tinh hoàn và mào tinh
BÀN LUẬN
Phần phụ tinh hoàn (appendix testis) hay
còn gọi là mấu phụ tinh hoàn (hydatique de
Morgagni) di tích ống tuyến Muller, nằm ở cực
trên tinh hoàn hoặc giữa tinh hoàn mào tinh và
dính vào màng bao tinh mạc. Mấu phụ mào tinh
(epididymal appendix), di tích ống wolff, dính
vào đầu mào tinh bởi cuống dài 1-12mm. Cả hai
loại mấu phụ đều có cuống, nên có thể bị xoắn,
92% xoắn mấu phụ tinh hoàn, 25% xoắn mấu
phụ mào tinh. Hầu hết xoắn mấu phụ đều teo,
triệu chứng biến mất với điều trị hỗ trợ. Ngoại
khoa chỉ thực hiện triệu chứng còn kéo dài.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 37
Thực tế, mấu phụ xoắn, sẽ nhồi máu hoại tử,
đứt cuống và vôi hóa, tạo sỏi vùng bìu.
Xoắn mấu phụ tinh hoàn, nguyên nhân
thường gặp nhất gây đau vùng bìu cấp ở trẻ tiền
dậy thì, với tần suất 26-67%, đỉnh cao tần suất
giữa 6 và 12 tuổi. Có triệu chứng và dấu hiệu
lâm sàng tương tự xoắn tinh hoàn hay viêm tinh
hoàn mào tinh, nhưng thường không có buồn
nôn hay ói. Dấu hiệu lâm sàng điển hình mass
cạnh tinh hoàn chắc tròn, nhỏ, di động, đau và
thường kèm đốm màu xanh nhạt ở da bìu. Ca 4
trường hợp xoắn mấu phụ trong lô nghiên cứu,
tuổi trung bình 7,2 (4-10 tuổi) đều khởi phát đau
không dữ dội, thời gian bệnh trung bình 3,7
ngày, có sưng phù nề đỏ da bìu, nhưng không
sốt và không có dấu Gouverneur (đây là dấu
hiệu tinh hoàn bị kéo lên cao và nằm ngang,
trong trường hợp bị xoắn tinh hoàn). Nếu lâm
sàng không điển hình nên thực hiện siêu âm để
tránh can thiệp ngoại khoa không cần thiết.
Hình ảnh siêu âm, mass hình tròn hay bầu
dục, dạng đặc, kích thước thay đổi, kèm trung
tâm echo kém, rim echo dày nằm cạnh cực
trên tinh hoàn hoặc mào tinh và tưới máu
bình thường. Tràn dịch tinh mạc phản ứng, da
bìu dày, tinh hoàn và mào tinh có thể hơi to,
echo kém. Điều này cũng phù hợp với nhận
xét của tác giả Strauss S, và nên thực hiện mặt
cắt dọc và ngang, ngay trên mào tinh để định
vị mấu phụ xoắn vặn và to ra(4). Trong xoắn
cấp, hình ảnh mấu phụ bị xoắn không có tưới
máu và mào tinh tăng tưới máu. Trong giai
đoạn trễ (> 1 ngày) vùng tăng tưới máu phản
ứng có thể bao quanh mấu phụ, tùy thuộc
mức độ và tiến trình viêm nhiễm, tinh hoàn có
thể bình thường hoặc tăng tưới máu. Trong lô
nghiên cứu, đều ghi nhận nodul echo dày mà
trung tâm echo kém nằm tinh hoàn và mào
tinh, mào tinh hơi to 2/4 ca có tăng tưới máu.
Theo tác giả Hesser U và cs, siêu âm có độ
nhạy 88%, độ đặc hiệu 75%, giá trị tiên đoán
dương 93% trong chẩn đoán xoắn mấu phụ
tinh hoàn(3). Đặc biệt kích thước tinh hoàn
trong giới hạn bình thường và còn tưới máu,
hình ảnh này cho phép chúng tôi loại trừ
viêm hoặc xoắn tinh hoàn. Theo nghiên cứu
của Baker và Al Mufti cs, siêu âm doppler
chẩn đoán xoắn tinh hoàn có độ nhạy 88,9-
100% và độ đặc hiệu 98,8 -97%(2).
Hơn nữa, 15-38% ban xuất huyết dạng thấp,
có biểu hiện tinh hoàn và mào tinh, biểu hiện
viêm phù nề da bìu (đây là bệnh lý viêm mạch
máu) và phù nề da bìu cấp vô căn, lâm sàng có
thể lầm lẫn với viêm hoặc xoắn tinh hoàn, tuy
nhiên việc thăm khám lâm sàng kỹ, chẳng hạn
như sự hiện diện ban xuất huyết gần như luôn
có (100%), ở bệnh nhân bị scholein henoch và
hình ảnh siêu âm phù nề da bìu, cấu trúc siêu
âm tinh hoàn bình thường, không có điểm đau
khu trú khi đặt đầu dò và không có nodule echo
dày bất thường nằm cạnh tinh hoàn, cho phép
chúng tôi loại trừ chẩn đoán xoắn mấu phụ mào
tinh, viêm hoặc xoắn tinh hoàn.
KẾT LUẬN
Xoắn mấu phụ tinh hoàn, một nguyên nhân
gây đau vùng bìu cấp, có đặc điểm lâm sàng dễ
lầm lẫn với viêm hoặc xoắn tinh hoàn. Siêu âm
doppler có thể chẩn đoán chính xác xoắn mấu
phụ mào tinh cũng như cho phép loại trừ viêm
hoặc xoắn tinh hoàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al Mufti RA, Ogedegde AK, Lafferty K (1995). The use of
Doppler ultrasound in theclinical management of acute testicular
pain. Br J Urol;76:625-7.
2. Baker LA, Sigman D, Mathew RI, et al (2000). An analysis of
clinical outcome usingColor Doppler testicular ultrasound for
testicular torsion. J Pediatr, 105:604-7.
3. Hesser U, Rosenborg M (1993), Gray-scale sonography in
torsion of the testicular appendages, Pediatr Radiology,23(7),
p532-32.
4. Merrot T et al (2008), la bourse aigue de l’enfant: corrélation
radiocliniques, Pro Urol,
5. Strauss S, Faingold R (1997), Torsion of the testicular
appendages: Sonographic appearance, J ultrasound Med, 16(3),
p188-192